Mức hưởng TCTN có được điều chỉnh khi tăng lương tối thiểu vùng?
Công ty của em ở Hà Nam nhưng em làm cho chi nhánh ở Hà Đông Hà Nội thì mức đóng bảo hiểm thất nghiệp của em sẽ theo lương tối thiểu vùng của bên nào thế ạ? Khi em nhận TCTN em về nộp hồ sơ ở Hà Nam vì quê em ở đây. Vậy mức trợ cấp tối đa nhận sẽ tính theo lương tối thiểu vùng của Hà Nam thôi đúng không ạ?
Em cũng nghe đài báo nói là sang tháng 1/2020 sẽ tăng lương tối thiểu vùng thì mức cụ thể là bao nhiêu thế ạ? Mức hưởng TCTN của em liệu có được điều chỉnh khi tăng lương tối thiểu vùng không ạ? Mong sớm nhận được phản hồi!
Tư vấn Bảo hiểm thất nghiệp trực tuyến 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi Mức hưởng TCTN có được điều chỉnh khi tăng lương tối thiểu vùng? của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, về mức lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp
Căn cứ Khoản 2 Điều 58 Luật việc làm năm 2013 quy định như sau:
“Điều 58. Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp
2. Người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Trường hợp mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao hơn hai mươi tháng lương tối thiểu vùng thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng hai mươi tháng lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp”.
Bên cạnh đó, Khoản 1 Điều 4 Nghị định 157/2018/NĐ-CP quy định:
“Điều 4. Nguyên tắc áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn
1. Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nào thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó. Trường hợp doanh nghiệp có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó”.
Bạn cho biết, công ty của em ở Hà Nam nhưng bạn làm cho chi nhánh của công ty ở Hà Đông, Hà Nội. Đối chiếu quy định nêu trên thì mức đóng bảo hiểm thất nghiệp của bạn sẽ theo lương tối thiểu vùng của Hà Nội.
Thứ hai, về căn cứ tính Mức hưởng TCTN tối đa
Căn cứ Khoản 1 Điều 50 Luật việc làm năm 2013 quy định như sau:
“Điều 50. Mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc“.
Như vậy, việc xác định mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được căn cứ theo mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.
Trong trường hợp này, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp của bạn tối đa sẽ không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng của Hà Đông, Hà Nội (vùng I).
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau: Quy định về thông báo tìm kiếm việc làm từ tháng thứ hai trở đi
Thứ ba, về mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2020
Khoản 1 Điều 3 và Khoản 1 Điều 6 Nghị định 90/2019/NĐ-CP quy định về Mức hưởng TCTN:
“Điều 3. Mức lương tối thiểu vùng
1. Quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp như sau:
a) Mức 4.420.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.
b) Mức 3.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.
c) Mức 3.430.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.
d) Mức 3.070.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV…”
“Điều 6. Hiệu lực thi hành và trách nhiệm thực hiện
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2020. Nghị định số 157/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành”.
Như vậy, từ ngày 01/01/2020 mức lương tối thiểu vùng mới sẽ được áp dụng; cụ thể như sau:
– Mức 4.420.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I; tăng 240.000 đồng so với năm 2019.
– Mức 3.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II; tăng 210.000 đồng so với năm 2019.
– Mức 3.430.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III; tăng 180.000 đồng so với năm 2019.
– Mức 3.070.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV; tăng 140.000 đồng so với năm 2019.
Thứ tư, về mức hưởng TCTN khi tăng lương tối thiểu vùng
Căn cứ Khoản 3 Điều 50 Luật việc làm năm 2013 quy định như sau:
“3. Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này”.
Mặt khác, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng được tính bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp. Và cũng không có quy định nào hướng dẫn về vấn đề điều chỉnh mức hưởng TCTN trong quá trình hưởng trợ cấp. Do đó, tháng 1/2020 khi tăng lương tối thiểu vùng tăng thì người lao động vẫn hưởng theo mức trợ cấp được ghi trong Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau: Thời gian tối đa hưởng trợ cấp thất nghiệp được hiểu thế nào?
Nếu còn vướng mắc về Mức hưởng TCTN bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn bảo hiểm thất nghiệp trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
-> Hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có tháng lẻ