Mức hưởng trợ cấp thai sản hiện nay được tính như thế nào?
Xin chào em muốn hỏi về trợ cấp thai sản hiện nay tính như thế nào ạ! Em đóng BHXH vào tháng 9-2019 với mức lương 4500 tới tháng 10-2020 em đóng với mức lương 4870 và em sinh vào tháng 12-2020. Như vậy mức lương của em sẽ được tính tiền thai sản như thế nào ạ?
- Cần đóng bảo hiểm bao lâu để được hưởng chế độ thai sản?
- Nghỉ việc trước sinh nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản ở đâu?
- Nghỉ việc luôn sau sinh được hưởng chế độ dưỡng sức sau thai sản không?
Tư vấn chế độ thai sản:
Về mức hưởng trợ cấp thai sản hiện nay; Tổng đài tư vấn xin tư vấn như sau:
Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau:
“Điều 39. Mức hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:
a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;”
Mức hưởng chế độ thai sản mỗi tháng hưởng 100% mức bình quân tiền lương 6 tháng trước khi nghỉ việc hưởng thai sản. Như vậy, để tính được mức hưởng chế độ thai sản, bạn tính mức bình quân tiền lương 6 tháng trước khi bạn nghỉ sinh con.
Điều 12 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn chi tiết hơn cách tính mức hưởng như sau:
“Điều 12. Mức hưởng chế độ thai sản
1. Mức hưởng chế độ thai sản được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 39 của Luật bảo hiểm xã hội và được hướng dẫn cụ thể như sau:
a) Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề gần nhất trước khi nghỉ việc. Nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì được cộng dồn.
Trường hợp lao động nữ đi làm cho đến thời điểm sinh con mà tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi thì mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng trước khi nghỉ việc, bao gồm cả tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.”
Tư vấn chế độ thai sản trực tuyến 24/7: 1900 6172
Theo đó, trong trường hợp bạn đóng bảo hiểm liên tục, 6 tháng làm căn cứ tính trợ cấp là 6 tháng gần nhất trước khi nghỉ hưởng thai sản.
Trường hợp bạn sinh con vào tháng 12/2020 và tháng này vẫn đóng bảo hiểm xã hội, trợ cấp thai sản được tính như sau:
– Từ tháng 09/2019 đến tháng 09/2020 (12 tháng) đóng bảo hiểm xã hội với mức lương 4.500.000 đồng/tháng;
– Từ tháng 10/2020 đến tháng 12/2020 (2 tháng) đóng bảo hiểm xã hội với mức lương 4.870.000 đồng/tháng.
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc bạn được tính như sau:
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc |
= |
(4.500.000 x 4) + (4.870.000 x 2) |
6 |
||
= | 4.623.333 (đồng/tháng) |
Như vậy, mức hưởng chế độ thai sản mỗi tháng của bạn là 4.623.333 đồng/tháng.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số bài viết về chế độ thai sản:
Mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần khi trải qua 2 lần sinh đã hưởng chế độ thai sản
Hồ sơ hưởng chế độ thai sản cho lao động nữ nghỉ việc đi khám thai
Nếu còn vướng mắc về trợ cấp thai sản hiện nay; bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.
- Lao động nam chưa đủ 60 tuổi thì có được nhận trợ cấp thất nghiệp không?
- NLĐ ký hợp đồng thử việc có được hưởng TCTN nữa không?
- Chậm lập danh sách cấp thẻ BHYT có bị xử phạt không?
- Xử lý bảo hiểm xã hội khi công ty tạm ngừng hoạt động kinh doanh
- Bảo lưu BHTN và BHXH theo quy định pháp luật hiện hành