Nội dung câu hỏi:
Em có một câu hỏi rất mong nhận được sự trợ giúp từ phía anh chị! Công ty em ở Hà Nam, có 1 trường hợp: mức đóng bảo hiểm của kế toán tổng hợp (bằng đại học) là 7.500.000 đồng – đóng theo mức lương thực tế họ nhận được theo hợp đồng, mức đóng của giám đốc là 5.800.000 đồng (giám đốc-không qua trường lớp đào tạo gì ngoài kiến thức thực tế). Hiện bảo hiểm xã hội huyện Duy Tiên – tỉnh Hà Nam nơi đơn vị đóng trụ sở yêu cầu công ty em phải điều chỉnh mức lương đóng BHXH của giám đốc phải đóng cao hơn mức lương nhân viên kế toán tổng hợp, với lý do họ đưa ra là Mức lương đóng BHXH của giám đốc không thấp hơn nhân viên. Anh (chị) cho em hỏi cách giải thích và xử lý vụ việc kia như thế nào ạ? Có luật nào quy định nhân viên phải đóng thấp hơn giám đốc không? Nhân viên không được đóng cao hơn giám đốc không?
- Khoản lương nào phải bắt buộc phải đóng bảo hiểm?
- Có được thay đổi mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội?
- Mức đóng bảo hiểm xã hội mới nhất năm 2017
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp mức lương đóng BHXH của giám đốc không thấp hơn nhân viên; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Giám đốc có phải đóng BHXH không?
Căn cứ Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì có 02 đối tượng thuộc diện phải đóng BHXH bắt buộc bao gồm:
(1) Người lao động làm việc theo Hợp đồng lao động có thời hạn từ 01 tháng trở lên;
(2) Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
Như vậy, giám đốc công ty thuộc diện phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nếu người đó là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương do thực hiện công việc quản lý, điều hành doanh nghiệp.
Mức lương đóng bhxh của giám đốc theo quy định
Mức lương đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động làm việc tại doanh nghiệp được thực hiện theo quy định tại Khoản 2.4 Điều 6 Quyết định 595/QĐ- BHXH như sau:
“Điều 6. Tiền Iương tháng đóng BHXH bắt buộc
2.4. Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc đối với người quản lý doanh nghiệp có hưởng tiền lương quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 2 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP là tiền lương do doanh nghiệp quyết định, trừ viên chức quản lý chuyên trách trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu.”
Theo đó, tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người quản lý doanh nghiệp có hưởng lương trong đó có người giữ vị trí giám đốc sẽ là tiền lương do đơn vị sử dụng lao động quyết định.
Quy định về Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động
Căn cứ pháp luật: Điều 93 Bộ luật lao động 2019 quy định như sau:
“Điều 93. Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động
1. Người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.
2. Mức lao động phải là mức trung bình bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời giờ làm việc bình thường và phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức.
3. Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.
Thang lương, bảng lương và mức lao động phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.”
Theo quy định này, người sử dụng lao động có nghĩa vụ xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động. Điều đó có nghĩa là đơn vị sử dụng lao động và người lao động có quyền thỏa thuận về mức tiền lương nhưng phải dựa trên cơ sở là thang lương, bảng lương và định mức lao động đã được xây dựng chứ không phải thích thỏa thuận như thế nào là tùy ý giữa các bên.
Mức lương đóng BHXH của giám đốc không thấp hơn nhân viên có đúng không?
Hiện nay, không có quy định về mức lương đóng BHXH của giám đốc không thấp hơn nhân viên hay quy định về mức lương đóng bhxh của giám đốc phải cao hơn nhân viên. Việc mức lương đóng bhxh của giám đốc cao hơn hay thấp hơn nhân viên phụ thuộc vào bậc lương của giám đốc hiện tại và bậc lương của nhân viên hiện tại theo thang, bảng lương của công ty bạn đã công khai để xác định chính xác tiền lương trả cho kế toán cao hơn giám đốc có phù hợp hay không. Bởi lẽ, lương của kế toán bậc cao (ví dụ bậc 3, 4, hoặc bậc 5….) có thể cao hơn lương của giám đốc bậc 1, bậc 2.
Như vậy, bạn cần dựa vào thang, bảng lương của công ty để biết chính xác mức đóng bảo hiểm của giám đốc và kế toán có đúng hay không. Nếu mức đóng của công ty bạn là phù hợp với thang, bảng lươngđã công khai, công ty của bạn có thể khiếu nại với Giám đốc cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đang đóng bảo hiểm để được giải quyết.
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm vấn đề Mức lương đóng BHXH của giám đốc không thấp hơn nhân viên tại bài viết:
- Mức lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là bao nhiêu?
- Mức tiền lương tháng tối đa để đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Mọi thắc mắc về mức lương đóng BHXH của giám đốc không thấp hơn nhân viên, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.