Mức lương tối thiểu chung tăng lên tiền ốm đau của BHXH có tăng theo không?
Cho mình hỏi nếu lương tối thiểu chung tăng lên thì tiền ốm đau của BHXH có tăng lên theo hay không? Mình cám ơn!
- Mức hưởng chế độ ốm đau trong thời gian điều trị do bị bệnh gút
- Mức lương làm căn cứ tính mức hưởng chế độ ốm đau cho lao động
- Thời gian và mức hưởng chế độ dưỡng sức sau ốm đau
Tư vấn chế độ ốm đau:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới chúng tôi. Tổng đài tư vấn xin tư vấn về mức lương tối thiểu chung tăng lên tiền ốm đau của BHXH có tăng theo không như sau:
Căn cứ theo Điều 28 và Điều 29 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau:
“Điều 28. Mức hưởng chế độ ốm đau
1. Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 26, Điều 27 của Luật này thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Trường hợp người lao động mới bắt đầu làm việc hoặc người lao động trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, sau đó bị gián đoạn thời gian làm việc mà phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên trở lại làm việc thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó…”
“Điều 29. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau
3. Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau một ngày bằng 30% mức lương cơ sở”.
Mà tại Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định như sau:
“Điều 6. Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc theo quy định tại Điều 89 Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
1. Tiền lương do Nhà nước quy định
1.1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này tính trên mức lương cơ sở.
2.2. Từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương theo quy định tại Điểm 2.1 Khoản này và các khoản bổ sung khác theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH”.
Tư vấn chế độ ốm đau trực tuyến 24/7: 1900 6172
Như vậy, mức hưởng chế độ ốm đau được xác định dựa trên mức tiền lương tháng đóng của hiểm xã hội của người lao động. Nếu mức lương cơ sở chung tăng lên đồng thời tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của cán bộ, công chức, viên chức sẽ tăng lên. Do đó tiền ốm đau của BHXH cho các đối tượng cũng sẽ được tăng lên. Việc tăng lương cơ sở sẽ không tác động đến mức hưởng ốm đau của người lao động hưởng lương do người sử dụng lao động chi trả.
Bên cạnh đó, mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau một ngày bằng 30% mức lương cơ sở; nên lương cơ sở tăng thì mức hưởng chế độ này cũng tăng theo.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Hồ sơ và cách khai mẫu để giải quyết chế độ ốm đau khi người lao động bị ung thư
Thời hạn để cơ quan BHXH giải quyết tiền ốm đau cho người lao động
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 19006172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Quy định về vấn đề nghỉ thêm sau thời gian nghỉ thai sản
- Mức hưởng thai sản khi nhận con nuôi 04 tháng tuổi năm 2021
- Chế độ khi phẫu thuật đồng thời làm luôn biện pháp triệt sản
- Điều kiện được cấp giấy chuyển viện có giá trị sử dụng một năm
- Khám bệnh ở khác nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu trong cùng tỉnh