Mức suy giảm khả năng lao động đạt bao nhiêu % để đủ điều kiện về hưu?
Công ty tôi có 1 NLĐ nữ 51 tuổi đã đóng BHXH đủ 20 năm BHXH. Họ vừa mới xin nghỉ việc vì sức khỏe yếu không muốn tiếp tục đi làm việc nữa. Bây giờ đi giám định thì mức suy giảm khả năng lao động đạt bao nhiêu % để đủ điều kiện về hưu? Nếu giám định mà mức suy giảm không đủ điều kiện thì có phải tiếp tục tham gia đóng BHXH nữa không?
- Điều kiện để nghỉ hưu trước tuổi theo pháp luật hiện hành
- Giám định mức suy giảm khả năng lao động để về hưu trước tuổi?
- Cách tính mức giảm lương hưu khi nghỉ hưu trước tuổi
Tư vấn bảo hiểm xã hội:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp của bạn về mức suy giảm khả năng lao động đạt bao nhiêu % để đủ điều kiện về hưu, chúng tôi xin tư vấn cho bạn:
Về điều kiện hưởng lương khi suy giảm khả năng lao động:
Để được hưởng lương hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động, NLĐ nữ cần đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 55 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:
“Điều 55. Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động:
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 54 của Luật này nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động. Sau đó mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;
b) Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
c) Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.”
Tuy nhiên, tuổi nghỉ hưu của NLĐ đã được điều chỉnh theo quy định mới nhất tại Điều 219 Bộ luật lao động năm 2019 thì:
“Điều 219. Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật có liên quan đến lao động
1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 84/2015/QH13 và Luật số 35/2018/QH14:
…
b) Sửa đổi, bổ sung Điều 55 như sau:
“Điều 55. Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 54 của Luật này nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến dưới 81%;
b) Có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động khi bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
c) Có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
Theo thông tin bạn cung cấp, NLĐ nữ đã đủ 50 tuổi 4 tháng và có đủ 20 năm đóng BHXH nên cần đi giám định thì mức suy giảm khả năng lao động phải đạt từ 61% trở lên mới đủ điều kiện về hưu theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 55 Luật bảo hiểm xã hội 2014.”
Ngoài ra, căn cứ Điều 61 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội:
” Người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật này hoặc chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 60 của Luật này thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.”
Theo quy định, nếu NLĐ nữ đi giám định mà không đủ điều kiện về mức suy giảm khả năng lao động thì không phải tham gia đóng BHXH nữa mà có thể bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội sau đó đợi đến khi đủ tuổi để đáp ứng Điều kiện về tuổi nghỉ hưu theo quy định, khi giải quyết chế độ hưu trí thì việc NLĐ nữ nghỉ việc khi 51 tuổi cũng không ảnh hưởng đến quyền lợi của họ.
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Ngoài ra, bạn vui lòng tham khảo thêm các bài viết:
Hồ sơ giám định hưởng chế độ hưu trí trước tuổi
Nghỉ hưu sớm do suy giảm khả năng lao động
Trên đây là quy định của pháp luật về vấn đề của bạn: mức suy giảm khả năng lao động đạt bao nhiêu % để đủ điều kiện về hưu. Trong quá trình giải quyết nếu còn vấn đề vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.
- Suy giảm 63% khả năng lao động thì mức hưởng lương hưu được tính như thế nào
- Đóng BHXH tự nguyện mà mới 53 tuổi có đi giám định để nhận hưu sớm không?
- Các khoản bổ sung khác tính đóng bảo hiểm xã hội năm 2021
- Tại sao tham gia BHYT 8 năm liên tục nhưng chỉ được chi trả 80%?
- Chế độ khi người lao động nước ngoài thực hiện biện pháp tránh thai