Mức thanh toán lại chi phí điều trị khi không trình được thẻ BHYT
Bố tôi có tham gia BHYT hộ gia đình, được cấp thẻ BHYT còn giá trị sử dụng, bố tôi bị ốm và nhập viện bạch mai theo tình trạng cấp cứu (bác sỹ chuẩn đoán và nhập viện nội trú theo tình trạng này), tuy nhiên khi ra viện do không trình được thẻ BHYT nên bố tôi chưa được hưởng quyền lợi, gia đình phải thanh toán 100% chi phí KCB! Vậy tổng đài cho hỏi trường hợp của bố tôi được hưởng quyền lợi là bao nhiêu % khi đi thanh toán trực tiếp?
- Quên mang thẻ BHYT khi đi khám bệnh có được thanh toán không
- Có được thanh toán lại khi đi khám bệnh nhưng không mang theo thẻ BHYT không?
- Không mang thẻ BHYT khi cấp cứu có được BHYT chi trả không?
Tư vấn bảo hiểm y tế:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Về mức thanh toán lại chi phí điều trị khi không trình được thẻ BHYT; chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Thứ nhất, về việc thanh toán lại khi đi khám không mang theo thẻ BHYT
Căn cứ quy định tại Khoản 6 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP:
“Điều 15. Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
6. Trường hợp cấp cứu, người tham gia bảo hiểm y tế được đến khám bệnh, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào và phải xuất trình các giấy tờ quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này trước khi ra viện”.
Theo thông tin bạn cung cấp, bố bạn nhập viện trong trường hợp cấp cứu và khi ra viện lại không trình được thẻ BHYT nên bố bạn thuộc trường hợp khám, chữa bệnh không đúng thủ tục.
Khi đó, gia đình bạn sẽ phải thanh toán trực tiếp chi phí khám chữa bệnh của bố bạn và sẽ được thanh toán lại chi phí điều trị tương đương với mức hưởng của bố bạn.
Thứ hai, mức thanh toán trực tiếp
Căn cứ theo Khoản 4 Điều 30 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định:
“Điều 30. Mức thanh toán trực tiếp
4. Trường hợp người bệnh đi khám bệnh, chữa bệnh tại nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu không đúng quy định tại Khoản 1 Điều 28 của Luật bảo hiểm y tế được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo chi phí thực tế trong phạm vi được hưởng và mức hưởng bảo hiểm y tế nhưng tối đa không quá 0,15 lần mức lương cơ sở tại thời điểm khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú và tối đa không quá 0,5 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện đối với trường hợp khám bệnh, chữa bệnh nội trú.”
Luật sư tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
Như vậy
Bố bạn đi khám, chữa bệnh nội trú tại bệnh viện không đúng thủ tục nên khi thanh toán trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội, bố bạn sẽ được chi trả theo chi phí thực tế trong phạm vi được hưởng và mức hưởng BHYT nhưng tối đa không vượt quá mức 0,5 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện; tương đương 745.000 đồng.
Trên đây là bài viết về vấn đề mức thanh toán lại chi phí điều trị khi không trình được thẻ BHYT. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Cấp cứu ở bệnh viện tư nhân có được hưởng BHYT không?
Nhận thay tiền thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT
Nếu còn vướng mắc về mức thanh toán lại chi phí điều trị khi không trình được thẻ BHYT; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Hai tháng không thông báo tìm kiếm việc làm thì có được hưởng TCTN?
- Có được cộng dồn thời gian đóng BHTN ở công ty cũ không?
- Trường hợp nào được coi là ốm dài ngày và cách điền mẫu 01B-HSB
- Có được BHYT thanh toán tiền thuốc khi đi lấy thuốc hàng tháng không?
- Hỗ trợ đối với sinh viên bị tai nạn lao động trong thời gian thực hành