Nội dung câu hỏi:
Tôi có mượn hồ sơ của em gái để kí hợp đồng và đóng bảo hiểm. Nay, tôi muốn điều chỉnh thông tin về đúng với thông tin cá nhân của mình nhưng có một thắc mắc là trường hợp mượn hồ sơ để đóng bảo hiểm bị xử phạt như thế nào?
- Mượn hồ sơ đi làm thì có lấy được bảo hiểm xã hội một lần?
- Cho bạn mượn hồ sơ đóng bảo hiểm giờ phải làm sao?
- Đơn đề nghị điều chỉnh nhân thân do mượn hồ sơ đi làm
VIDEO: HƯỚNG DẪN CÁCH XỬ LÝ KHI MƯỢN HỒ SƠ ĐI LÀM
Chào bạn. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến tới Tổng đài tư vấn. Về vấn đề: Mượn hồ sơ để đóng bảo hiểm bị xử phạt thế nào; chúng tôi xin tư vấn như sau:
Mượn hồ sơ đóng bảo hiểm phải điều chỉnh thế nào?
Căn cứ theo quy định tại công văn Số: 1767/LĐTBXH-BHXH của Bộ lao động – Thương Binh Và Xã Hội, Văn bản hướng dẫn số 880/BHXH-ST, trường hợp người lao động đi mượn hồ sơ đi làm và đóng bảo hiểm xã hội cần thực hiện những bước sau đây để điều chỉnh thông tin đóng bảo hiểm xã hội về đúng với thông tin cá nhân của mình.
Bước 1. Người mượn hồ sơ đi làm và đóng bảo hiểm đề nghị tòa án nhân dân cấp huyện nơi đơn vị sử dụng lao động đặt trụ sở tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu.
Bước 2. Người lao động đã mượn hồ sơ nộp quyết định hoặc bản án của tòa án nhân dân tới sở lao động – thương binh và xã hội, nơi đã làm việc, để lập biên bản và xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi mượn hồ sơ đi làm.
Bước 3. Căn cứ vào Biên bản và Phiếu nộp phạt vi phạm hành chính, quyết định hoặc bản án của tòa án nhân dân, người MƯỢN hồ sơ sẽ mang đến BHXH tỉnh (bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thủ tục hành chính) kèm theo các hồ sơ sau để làm thủ tục hiệu chỉnh hồ sơ BHXH, cấp lại (hoặc cấp mới) sổ BHXH:
+ Tờ khai TK1-TS.
+ Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh do cơ quan có thẩm quyền về hộ tịch cấp theo quy định và thẻ căn cước/hộ chiếu.
Mượn hồ sơ đóng bảo hiểm có vi phạm luật không?
Việc mượn hồ sơ để đi làm và đóng bảo hiểm vẫn xuất hiện từ trước tới nay. Đây là hành vi vi phạm khoản 4, Điều 17 Luật BHXH, về gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện BHXH, bảo hiểm thất nghiệp. hành vi này để lại rất nhiều hậu quả phức tạp cho cả người mượn hồ sơ lẫn người cho mượn hồ sơ.
Mượn hồ sơ để đóng bảo hiểm bị xử phạt thế nào?
Căn cứ tại điểm a Khoản 1 Điều 40 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ:
“Điều 40. Vi phạm quy định về lập hồ sơ để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người lao động có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa làm sai sự thật những nội dung có liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;”
Ngoài ra, tại điểm đ Khoản 4 Điều 10 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ có quy định:
“Điều 10. Vi phạm quy định về cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân
4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
đ) Mượn, cho mượn Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật.”
Như vậy, không những người mượn hồ sơ để đóng bảo hiểm bị phạt vi phạm hành chính mà người cho người khác mượn hồ sơ cũng có thể bị xử phạt vi phạm hành chính.
Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi mượn hồ sơ để kê khai đóng bảo hiểm là từ 1.000.000 đồng tới 2.000.000 đồng. riêng trường hợp mượn chứng minh thư hoặc căn cước công dân thì cả người mượn và người cho mượn đều bị phạt từ 4.000.000 đồng tới 6.000.000 đồng.
Kết luận:
Bạn lấy thông tin của em gái để kí hợp đồng và tham gia bảo hiểm thì bạn sẽ bị phạt từ 1.000.000 đồng tới 2.000.000 đồng.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau:
- Hướng giải quyết khi Người lao động mượn hồ sơ của người khác để đi làm
- Có được hưởng quyền lợi BHXH khi mượn hồ sơ của người khác đi làm?
Nếu trong quá trình giải quyết còn có vấn đề gì thắc mắc về Mượn hồ sơ để đóng bảo hiểm bị xử phạt thế nào?; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.