Muốn thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu thì phải làm như thế nào?
Em chào các anh, chị bên tổng đài tư vấn! Em muốn thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu ghi trên thì có được hay không và phải làm như thế nào vậy ạ? Em cám ơn ạ!
- Người tham gia BHYT có được thay đổi nơi khám, chữa bệnh ban đầu?
- Hồ sơ thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu gồm những giấy tờ gì?
- Thủ tục thay đổi nơi khám bệnh, chữa bệnh ban đầu như thế nào?
Tư vấn bảo hiểm y tế:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ Điều 19 và Điều 26 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định như sau:
“Điều 19. Đổi thẻ bảo hiểm y tế
1. Thẻ bảo hiểm y tế được đổi trong trường hợp sau đây:
b) Thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu;
2. Hồ sơ đổi thẻ bảo hiểm y tế bao gồm:
a) Đơn đề nghị đổi thẻ của người tham gia bảo hiểm y tế;
b) Thẻ bảo hiểm y tế”.
“Điều 26. Đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế có quyền đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương; trừ trường hợp được đăng ký tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh hoặc tuyến trung ương theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế phải làm việc lưu động hoặc đến tạm trú tại địa phương khác thì được khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với tuyến chuyên môn kỹ thuật và nơi người đó đang làm việc lưu động, tạm trú theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
2. Người tham gia bảo hiểm y tế được thay đổi cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu vào đầu mỗi quý.
3. Tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu được ghi trong thẻ bảo hiểm y tế”
Dịch vụ tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
Như vậy, bạn muốn thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu thì cần thực hiện vào đầu mỗi quý (tháng 1; tháng 4; tháng 7 và tháng 10).
Căn cứ quy định tại Phiếu giao nhận hồ sơ 610/…THE quy định:
“Loại hồ sơ: Cấp lại thẻ BHYT do thay đổi mã quyền lợi khám chữa bệnh; thay đổi nơi khám chữa bệnh; thay đổi thông tin in trên thẻ; bổ sung mã nơi đối tượng sinh sống; đổi thời điểm hưởng đủ 05 năm liên tục; cấp thẻ BHYT cho kỳ trước do thiếu thông tin.
1. Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS, 01 bản/người) hoặc Danh sách đề nghị thay đổi thông tin của người tham gia BHXH, BHYT (mẫu D07-TS , 01 bản) đối với hồ sơ do đơn vị nộp.
Đối với đơn vị hồ sơ gồm:
Danh sách không đủ thông tin cấp thẻ BHYT kỳ trước (của cơ quan BHXH lập gửi trả đơn vị kỳ trước). Áp dụng cho trường hợp cấp thẻ BHYT cho kỳ trước do thiếu thông tin.
Bảng kê thông tin (mẫu D01-TS) (nếu có)”
Lưu ý: Việc đổi thẻ BHYT do thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu chỉ thực hiện vào tháng đầu mỗi quý. Trường hợp nhận hồ sơ từ ngày 21 của tháng cuối quý và có ngày trả kết quả trước ngày 01 của tháng đầu quý sau, thì thời hạn trả kết quả vào buổi chiều ngày làm việc đầu tiên của tháng đầu quý sau.
Theo đó, hồ sơ bạn cần chuẩn bị bao gồm:
– Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (TK1-TS) được ban hành mới nhất kèm theo Quyết định 505/QĐ-BHXH.
– Thẻ BHYT.
Bạn nộp hồ sơ tại cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đã cấp thẻ BHYT cho bạn.
Trên đây là bài viết về vấn đề muốn thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu thì phải làm như thế nào? Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết:
Thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu trong thẻ bảo hiểm y tế
Có được thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu lên tuyến tỉnh?
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 19006172 để được tư vấn trực tiếp.
- Chế độ tử tuất cho người đang hưởng lương hưu và trợ cấp hàng tháng
- NLĐ nước ngoài khi sinh đôi có được hưởng chế độ thai sản?
- Hồ sơ điều chỉnh mức lương căn cứ đóng bảo hiểm xã hội
- Bao giờ được nhận trợ cấp thai sản khi nộp hồ sơ giải quyết chế độ thai sản?
- Ra nước ngoài điều trị có được hưởng chế độ ốm đau?