19006172

Năm 2020 đi nghĩa vụ quân sự có được hưởng thai sản không

Năm 2023 đi nghĩa vụ quân sự có được hưởng thai sản không

Em trai em có làm việc tại 1 công ty xây dựng và đóng bảo hiểm từ tháng 8.2020 đến tháng 2.2021 và bắt đầu đi nghĩa vụ quân sự từ tháng 3.2021 đến tháng 2.2022. Sau đó đã quay trở lại làm việc ở công ty cũ từ tháng 3.2022. Cho em hỏi trong thời gian đi nghĩa vụ quân sự thì có được đóng BHXH không? Trong thời gian đi nghĩa vụ quân sự thì vợ của em trai em sinh con thì có được giải quyết tiền thai sản không?



đi nghĩa vụ quân sự có được hưởng thai sản

Tư vấn Chế độ thai sản trực tuyến qua tổng đài 1900 6172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, quy định về việc đóng BHXH trong thời gian đi nghĩa vụ quân sự

Khi bạn đi nghĩa vụ quân sự, bạn sẽ được xác định là hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ theo quy định tại Khoản 5 Điều 3 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 như sau:

” Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

5. Hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ là công dân đang phục vụ trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân và lực lượng Cảnh sát biển.”

Lúc này, bạn sẽ được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Thông tư 95/2016/TT-BQP như sau:

” Điều 7. Chế độ bảo hiểm xã hội, trợ cấp xuất ngũ một lần, trợ cấp thêm do kéo dài thời gian phục vụ tại ngũ, trợ cấp tạo việc làm quy định tại Điều 7 Nghị định số 27/2016/NĐ-CP

1. Chế độ bảo hiểm xã hội:

a) Thời gian phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) để làm cơ sở tính hưởng các chế độ BHXH theo quy định.

b) Trường hợp trước khi nhập ngũ, có thời gian làm việc, đóng BHXH bắt buộc tại cơ quan Nhà nước, tổ chức, cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế, nếu xuất ngũ về địa phương thì được cộng nối thời gian công tác có đóng BHXH trước đó với thời gian tại ngũ để tính hưởng chế độ BHXH theo quy định và do Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng giải quyết.

c) Trường hợp trước khi nhập ngũ có thời gian làm việc, đóng BHXH bắt buộc tại cơ quan Nhà nước, tổ chức, cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế, sau đó xuất ngũ về cơ quan cũ hoặc các cơ quan Nhà nước, tổ chức, cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế, tiếp tục đóng BHXH thì được cộng thời gian trước đó với thời gian tại ngũ và thời gian công tác có đóng BHXH sau này để làm cơ sở tính hưởng các chế độ BHXH theo quy định. Cụ thể như sau:

Tổng thời gian tính hưởng BHXH = Thời gian đóng BHXH cơ quan, tổ chức bên ngoài Quân đội (trước khi nhập ngũ)

+ Thời gian phục vụ tại ngũ + Thời gian đóng BHXH cơ quan, tổ chức bên ngoài Quân đội (sau khi xuất ngũ)”

Theo đó, thời gian em trai bạn đi nghĩa vụ quân sự được tính là thời gian tham gia bảo hiểm xã hội và được tính để hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội. Nguồn kinh phí đóng bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian này sẽ do Ngân sách Nhà nước đảm bảo theo quy định tại Điều 8 Thông tư 95/2016/TT-BQP như sau:

” Điều 8. Nguồn kinh phí

Kinh phí thực hiện các chế độ, chính sách hướng dẫn tại Thông tư này do ngân sách Trung ương bảo đảm và bố trí trong dự toán ngân sách hằng năm của Bộ Quốc phòng theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.”

Như vậy, thời gian em trai bạn đi nghĩa vụ quân sự sẽ được tính là thời gian tham gia bảo hiểm xã hội và được tính để hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.

Thứ hai, về vấn đề năm 2023 đi nghĩa vụ quân sự có được hưởng thai sản không

Căn cứ điểm e, Khoản 1, Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau:

“Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí”;

Bên cạnh đó, Khoản 2, Điều 86 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 có quy định:

“Điều 86. Mức đóng và phương thức đóng của người sử dụng lao động

2. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng trên mức lương cơ sở đối với mỗi người lao động quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này như sau:

a) 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

b) 22% vào quỹ hưu trí và tử tuất”.

Như vậy, người tham gia nghĩa vụ quân sự cũng thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Đơn vị có trách nhiệm đóng 22% vào quỹ hưu trí và tử tuất; 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; không đóng vào quỹ ốm đau, thai sản.

Bên cạnh đó, Điều 30 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về đối tượng áp dụng chế độ thai sản như sau:

“Điều 30. Đối tượng áp dụng chế độ thai sản

Đối tượng áp dụng chế độ thai sản là người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này”.

Theo quy định nêu trên, người đang thực hiện nghĩa vụ quân sự không thuộc đối tượng áp dụng chế độ thai sản.

Theo thông tin bạn cung cấp, em trai bạn trong thời gian đi nghĩa vụ quân sự thì vợ sinh tuy nhiên theo quy định thì đối tượng tham gia nghĩa vụ quân sự không đóng quỹ ốm đau thai sản nên bạn sẽ không được hưởng chế độ thai sản.

Nếu có vấn đề còn vướng mắc, bạn vui lòng liên hệ Dịch vụ tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn và giải đáp.

–>Đang đi nghĩa vụ quân sự có được hưởng bảo hiểm xã hội một lần không?

luatannam