Năm 2023 nộp hồ sơ hưởng TCTN quận Cầu Giấy ở đâu?
Em ở quận Cầu Giấy muốn nộp hồ sơ hưởng TCTN thì có thể nộp tại đâu và phải những giấy tờ gì vậy ạ? Cái này nộp đến cơ quan BHXH hay nộp tại đâu vậy ạ?
- Những địa chỉ nộp hồ sơ hưởng BHTN ở thành phố Hà Nội
- Hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm những loại giấy tờ gì?
Hỗ trợ tư vấn Bảo hiểm thất nghiệp trực tuyến 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, nộp hồ sơ hưởng TCTN quận Cầu Giấy ở đâu?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 17 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 17. Nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định tại Điều 16 của Nghị định này cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.”
Bên cạnh đó, danh sách các trung tâm dịch vụ việc làm ở Hà Nội gồm:
1. Điểm Yên Hòa:
Địa chỉ: Số 215 Phố Trung Kính, Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Điện thoại: (024) 37.822.806
2. Điểm Hà Đông:
Địa chỉ: Số 144 đường Trần Phú, quận Hà Đông, Hà Nội.
Điện thoại: (024) 33.829.082
3. Điểm GDVL vệ tinh Nam Từ Liêm:
Địa chỉ: Trung tâm GDNN và GDTX quận Nam Từ Liêm – Số 18 đường Nguyễn Cơ Thạch, Cầu Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại: (024) 32.123.085
4. Điểm GDVL vệ tinh Gia Lâm:
Địa chỉ: Trung tâm GDNN và GDTX huyện Gia Lâm – Số 6 đường Cổ Bi, Gia Lâm, Hà Nội.
Điện thoại: (024) 32.161.465
5. Điểm GDVL vệ tinh Sóc Sơn:
Địa chỉ: Trung tâm GDNN và GDTX Huyện Sóc Sơn – Thôn Miếu Thờ, xã Tiên Dược, Sóc Sơn, Hà Nội (QL3 gần trường Trung cấp An Ninh).
Điện thoại: (024) 22.468.928
6. Điểm GDVL vệ tinh Long Biên:
Trung Tâm Giáo Dục Nghề Nghiệp GDTX Quận Long Biên: Ngõ 161 Hoa Lâm, Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội.
Điện thoại: (024).32161469
7. Điểm GDVL vệ tinh Thường Tín:
Địa chỉ: Cụm Công nghiệp Liên Phương, xã Liên Phương, Thường Tín, Hà Nội.
Điện thoại: (024) 33.66.88.06
8. Điểm GDVL vệ tinh Mê Linh:
Địa chỉ: Trung tâm hành chính huyện Mê Linh, xã Đại Thịnh, Mê Linh, Hà Nội.
Điện thoại: (024)32.161.578
9. Điểm GDVL vệ tinh Ứng Hòa:
Địa chỉ: số 59 thị trấn Vân Đình, Ứng Hòa, Hà Nội.
Điện thoại: (024)33.212.233
10. Sàn GDVL vệ tinh Đông Anh:
Địa chỉ: Trường Trung cấp kinh tế kỹ thuật Bắc Thăng Long – Thôn Bầu, xã Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội.
Điện thoại: (024) 666.3.81.48
11. Sàn GDVL vệ tinh Ba Vì:
Địa chỉ: Km 55+500 quốc lộ 32, thôn Vật Phụ, xã Vật Lại, Ba Vì, Hà Nội.
Điện thoại: (024) 666.3.44.11
12. Sàn GDVL vệ tinh Phú Xuyên:
Địa chỉ: Trường Trung cấp nghề số 1 Hà Nội – Tiểu khu Phú Mỹ, thị trấn Phú Xuyên, Phú Xuyên, Hà Nội.
Điện thoại: (024) 32.222.458
13. Điểm GDVL vệ tinh Hoài Đức:
Địa chỉ: Nhà thi đấu huyện Hoài Đức, Thị trấn trạm Trôi, Hoài Đức, Hà Nội.
Điện thoại: (024) 320.055.12
14. Điểm GDVL vệ tinh Đan Phượng:
Địa chỉ: số 101 phố Tây Sơn, TT Đan Phượng, Đan Phượng, Hà Nội.
Điện thoại: (024) 33.878.099
15. Sàn GDVL vệ tinh Thạch Thất:
Địa chỉ: Trung tâm GDNN – GDTT Thạch Thất, Thạch Thất, Hà Nội.
Điện thoại: (024) 32.222.735
Như vậy, theo quy định trên thì bạn nộp hồ sơ tại trung tâm dịch vụ việc làm ở địa phương nơi bạn muốn hưởng TCTN, mà không phải đến nộp ở cơ quan BHXH. Theo thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi thì bạn ở quận Cầu Giấy nên bạn nộp hồ sơ hưởng TCTN ở Trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội điểm Yên Hòa – Số 215 Phố Trung Kính, Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Thứ hai, hồ sơ hưởng TCTN gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ vào khoản 6 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP) quy định như sau:
Điều 16. Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.
2. Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu của một trong các giấy tờ sau đây xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc:
a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
b) Quyết định thôi việc;
c) Quyết định sa thải;
d) Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;
đ) Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc;
e) Xác nhận của người sử dụng lao động trong đó có nội dung cụ thể về thông tin của người lao động; loại hợp đồng lao động đã ký; lý do, thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động;…
3. Sổ bảo hiểm xã hội.
Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện xác nhận về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp và trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của người sử dụng lao động…”
Như vậy, để được nhận tiền TCTN thì bạn cần chuẩn bị hồ sơ hưởng TCTN gồm những giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị hưởng TCTN (Mẫu 03 ban hành kèm theo Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH)
- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực các giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng
- Sổ bảo hiểm xã hội
- Chứng minh thư nhân dân hoặc Căn cước công dân.
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc thì bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến – 1900 6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.
- Những địa điểm có thể nộp bảo hiểm thất nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh
- Thời gian chi trả trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên
- Người lao động nước ngoài có được nhận tiền BHXH một lần hay không?
- NLĐ rút lại hồ sơ khi không có nhu cầu hưởng TCTN
- Trợ cấp tuất khi đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng chết
- Thời gian nghỉ dưỡng sức khi sinh đôi là bao nhiêu ngày?
- Đại biểu Hội đồng nhân dân được hưởng chi phí vận chuyển không?