Ngày ra viện và ngày kí trên giấy ra viện không thống nhất có hợp lệ không?
Ngày ra viện và ngày kí trên giấy ra viện không thống nhất có hợp lệ không? Công ty em có người lao động trong kỳ nghỉ tết dương lịch vừa rồi về quê chơi bị ngã xe. Giấy ra viện ghi nhập viện từ ngày 1/1/2021 đến ngày 4/1/2021 nhưng phần ngày, tháng, năm trước chỗ ký tên lại thấy bác sĩ để là ngày 3/1/2021. Không thống nhất như vậy, người lao động có được bảo hiểm giải quyết chế độ ốm đau không ạ? Nếu không thì có cách gì khắc phục không ạ?
- Bị tai nạn được giải quyết chế độ ốm đau hay tai nạn lao động?
- Giấy ra viện bị rách còn được hưởng chế độ ốm đau không?
- Thời gian hưởng chế độ ốm đau cho người mới làm việc
Tư vấn chế độ ốm đau:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Về vấn đề ngày ra viện và ngày kí trên giấy ra viện không thống nhất; chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Căn cứ tại Mục IV Phụ lục 3 Thông tư 56/2017/TT-BYT hướng dẫn về cách ghi giấy ra viện:
“IV. Ngày, tháng, năm và chữ ký:
– Việc ghi ngày, tháng, năm tại phần chữ ký của Trưởng khoa điều trị phải trùng với ngày ra viện.”
Bên cạnh đó, Khoản 5 Điều 26 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định như sau:
“Điều 26. Trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:
[…] 5. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đã cấp giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội có trách nhiệm:
a) Cấp lại giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội trong các trường hợp sau đây:
– Có sai sót về thông tin được ghi trên giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
Trường hợp cấp lại phải đóng dấu “Cấp lại” trên giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.”
Tư vấn chế độ ốm đau trực tuyến 24/7: 1900 6172
Kết luận
Tóm lại, trong trường hợp ngày ra viện là ngày 04/01/2021 mà ngày ghi tại phần chữ ký là ngày 03/01/2021 thì Giấy ra viện không hợp lệ. Trường hợp này, người lao động có thể yêu cầu bệnh viện cấp lại giấy ra viện để giải quyết chế độ ốm đau.
Trên đây là giải đáp về vấn đề ngày ra viện và ngày kí trên giấy ra viện không thống nhất. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau:
Không nghỉ việc chăm sóc con có được hưởng bảo hiểm ốm đau không?
Điều trị ngoại trú sau ra viện cần giấy tờ gì để hưởng chế độ ốm đau?
Nếu còn vướng mắc về Ngày ra viện và ngày kí trên giấy ra viện không thống nhất có hợp lệ không? bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Có công việc mới theo hợp đồng 2 tháng có được hưởng tiếp TCTN?
- Hết thời gian thai sản xin nghỉ việc thì có được hưởng BHTN không
- Cách tra cứu quá trình đóng BHXH trên trang điện tử năm 2021
- Chuyển tuyến lên bệnh viện tuyến trên có khó khăn gì không?
- Tiền lương làm căn cứ đóng trong thời gian thai sản để tính mức hưởng một lần