Nghỉ chăm con ốm đau có được tính với thời gian nghỉ ốm đau không?
Cho tôi hỏi ngày nghỉ ốm đau khi tôi đóng được 10 năm BHXH sẽ là 30 ngày trong 1 năm đúng không ạ? Vậy trong đó đã bao gồm ngày nghỉ chăm sóc con ốm chưa? Hay được quy định riêng vậy tổng đài? Mức hưởng ngày nghỉ chăm con với ngày nghỉ do bản thân ốm đau có giống nhau hay không?
- Được nghỉ hưởng chế độ chăm con ốm bao nhiêu ngày trong năm
- Nghỉ chăm con ốm có bị trừ vào thời gian nghỉ ốm của bản thân NLĐ?
Luật sư tư vấn chế độ ốm đau trực tuyến 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, nghỉ chăm con ốm đau có được tính với thời gian nghỉ ốm đau không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 về thời gian hưởng chế độ ốm đau như sau:
“Điều 26. Thời gian hưởng chế độ ốm đau
1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:
a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;
b) Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.”
Theo đó, đối với trường hợp bạn đóng BHXH được 10 năm thì bạn sẽ được nghỉ chế độ ốm đau tối đa 30 ngày trong năm. Trường hợp bạn làm công việc (đặc biệt) nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì bạn sẽ được nghỉ tối đa 40 ngày nghỉ ốm đau trong năm.
Bên cạnh đó, Điều 27 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 về thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau như sau:
“Điều 27. Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau
1. Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm cho mỗi con được tính theo số ngày chăm sóc con tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 03 tuổi; tối đa là 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi.”
Như vậy, thời gian nghỉ ốm đau và thời gian nghỉ chăm con ốm được tách ra độc lập với nhau. Nên thời gian nghỉ tối đa 30 ngày hoặc 40 ngày của bạn không bao gồm thời gian nghỉ chăm con ốm.
Thứ hai, mức hưởng ốm đau có khác gì với mức trợ cấp khi nghỉ chăm con ốm?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH về mức hưởng chế độ ốm đau như sau:
“Điều 6. Mức hưởng chế độ ốm đau
1. Mức hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 Điều 26 và Điều 27 của Luật bảo hiểm xã hội được tính như sau:
Mức hưởng chế độ ốm đau |
= |
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc |
x 75 (%) x |
Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau |
24 ngày |
– Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.”
Theo đó, mức trợ cấp khi nghỉ ốm đau và khi chăm sóc con ốm đều được tính theo công thức: tiền lương tháng đóng BHXH trước khi nghỉ việc x 75% : 24 x số ngày nghỉ.
Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
Mức hưởng khi nghỉ ốm đau hưởng chế độ bảo hiểm xã hội
Điều kiện để hưởng chế độ ốm đau theo quy định của Luật mới
- Không đóng đủ 6 tháng bảo hiểm xã hội có được hưởng chế độ thai sản không?
- Thời điểm nhận tiền hưởng chế độ BHXH 1 lần khi nghỉ việc
- Có được nghỉ dưỡng sức sau khi con ốm đau không?
- Quy định mới về mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội
- Chế độ thai sản khi nghỉ việc trước khi sinh năm 2023