Nghỉ đủ 180 ngày có được nghỉ tiếp hưởng chế độ ốm đau không?
Tôi mắc bệnh lao đã nghỉ việc đủ 180 ngày. Tôi đã quay trở lại làm việc và cùng năm thì bị tái phát. Theo tôi được biết khi nghỉ đủ 180 ngày mà bệnh chưa khỏi thì tôi được nghỉ việc hưởng tiếp chế độ ốm đau nhưng tối đa không quá thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Vậy thông tin tôi biết có đúng không?
- Thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau một năm là bao nhiêu?
- Nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau tính vào nghỉ hàng năm có đúng không?
- Xin nghỉ phép để đi khám chữa bệnh có được thanh toán chế độ ốm đau không?
Tư vấn chế độ ốm đau:
Với trường hợp của bạn Tổng đài tư vấn xin trả lời cho bạn như sau:
Căn cứ vào danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày được ban hành kèm theo Thông tư 46/2016/TT-BYT thì bệnh lao thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày. Và số ngày nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau tối đa của loại bệnh này được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 26 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 về thời gian hưởng chế độ ốm đau như sau:
“2. Người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:
a) Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;
b) Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định tại điểm a khoản này mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội“.
Như vậy:
Theo quy định trên thì thời gian tối đa nghỉ chế độ ốm đau đối với bệnh cần chữa trị dài ngày không tính theo năm mà theo đợt điều trị. Và thời gian nghỉ hưởng tối đa là 180 ngày, kể cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần. Tuy nhiên khi hết thời hạn này mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
Trong trường hợp của bạn, khi nghỉ đủ 180 ngày, bạn quay trở lại làm việc nhưng sau đó, bạn lại bị tái phát và phải điều trị. Vì vậy, đợt điều trị ốm đau dài ngày thứ hai trong năm này bạn vẫn được nghỉ tối đa là 180 ngày; và khi hết thời hạn này mà vẫn phải tiếp tục điều trị thì bạn mới nghỉ thêm bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội của mình.
Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH như sau:
“Người lao động đã hưởng chế độ ốm đau từ đủ 30 ngày trở lên trong năm, kể cả người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe theo quy định tại Điều 29 Luật bảo hiểm xã hội”.
Tư vấn chế độ ốm đau trực tuyến 24/7: 1900 6172
Vậy nên:
Khi đã nghỉ đủ chế độ ốm đau dài ngày từ 30 ngày trở lên trong năm, trong vòng 30 ngày quay trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi, bạn có thể yêu cầu giải quyết chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 đến 10 ngày, kể cả ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, ngày nghỉ hàng tuần.
Về mức hưởng chế độ ốm đau dài ngày, bạn có thể tham khảo tại bài viết:
Cách tính mức hưởng chế độ ốm đau dài ngày theo luật mới
Thủ tục hưởng chế độ ốm đau dài ngày
Trên đây là quy định của pháp luật về:Nghỉ đủ 180 ngày có được nghỉ tiếp hưởng chế độ ốm đau không? Trong quá trình giải quyết nếu còn vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Tạm dừng BHXH đối với doanh nghiệp tại Hà Nội phải cho NLĐ nghỉ việc
- Đóng BHXH không liên tục có được hưởng chế độ thai sản khi sinh con không?
- Không đóng BHXH đủ 15 năm có được hưởng tuất hằng tháng?
- Hướng dẫn điền tờ khai của thân nhân để đề nghị nhận chế độ tử tuất
- Quy định về thời hạn cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ mới sinh