Nghỉ hết phép năm có được nghỉ hưởng chế độ ốm đau
Cho tôi hỏi về nghỉ hết phép năm có được nghỉ hưởng chế độ ốm đau. Tôi làm kế toán doanh nghiệp. Trong năm nay tôi đã nghỉ hết 12 ngày phép năm theo quy định. Tuy nhiên, hôm qua tôi bị sốt cao và phải nhập viện điều trị. Vậy tôi có được nghỉ việc khi bị ốm nữa không? Xin cảm ơn.
- Xác định số ngày nghỉ hưởng chế độ ốm đau như thế nào?
- Nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau có tính ngày nghỉ hàng tuần?
- Có được hưởng chế độ ốm đau khi vẫn đi làm và vẫn nhận tiền lương?
Tư vấn chế độ ốm đau:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Với câu hỏi của bạn về nghỉ hết phép năm có được nghỉ hưởng chế độ ốm đau; Tổng đài tư vấn xin tư vấn như sau:
Thứ nhất về nghỉ phép hằng năm
Theo khoản 1 Điều 113 Bộ Luật lao động 2019 quy định:
“Điều 113. Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.”
Như vậy, trong một năm người lao động sẽ được nghỉ 12 ngày làm việc đối với người làm công trong điều kiện bình thường và vẫn được hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động. Do đó, chế độ ốm đau và nghỉ phép năm là hai chế độ hoàn toàn khác nhau.
Chế độ nghỉ phép năm bạn vẫn được hưởng lương của công ty; còn chế độ ốm đau bạn sẽ được hưởng theo mức quyền lợi của mình khi tham gia bảo hiểm xã hội. Do đó, việc bạn nghỉ hết phép năm sẽ không ảnh hưởng đến việc nghỉ hưởng chế độ ốm đau.
Thứ hai về chế độ ốm đau
Theo khoản 1 Điều 25 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:
“Điều 25. Điều kiện hưởng chế độ ốm đau
1. Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.”
Theo đó, điều kiện để hưởng chế độ ốm đau là bị ốm đau mà không phải là tai nạn lao động và có xác nhận của cơ sở khám chữa, bệnh. Vì vậy, khi nghỉ việc để điều trị bệnh mà có giấy xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền thì bạn sẽ được hưởng chế độ ốm đau do cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả.
Tư vấn chế độ ốm đau trực tuyến 24/7: 1900 6172
Kết luận:
Trong trường hợp của bạn, số ngày nghỉ phép năm và nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội là hai chế độ hoàn toàn khác nhau. Nghỉ phép năm là chế độ theo công ty khi bạn làm đủ 12 tháng thì bạn sẽ được nghỉ 12 ngày làm việc; còn chế độ ốm đau thì khi bạn có giấy xác nhận của cơ sở y tế thì bạn sẽ được nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số bài viết:
Mức hưởng chế độ ốm đau của người lao động
Quy định về hồ sơ hưởng chế độ ốm đau mới nhất
Trong quá trình giải quyết nếu còn vấn đề thắc mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Hết HĐLĐ với công ty trước thời hạn sinh con theo quy định hiện hành
- Chế độ bảo hiểm xã hội đối với trường hợp nhận nuôi con nuôi
- Trong thời gian hưởng thất nghiệp có được cấp thẻ bảo hiểm y tế?
- Nam hưởng chế độ thai sản khi vợ mất sau sinh quy định như thế nào?
- Hồ sơ để gia hạn thẻ BHYT gồm những giấy tờ gì?