Nghỉ hưu trước tuổi khi đóng dưới 20 năm bảo hiểm bắt buộc
Xin tư vấn giúp về chế độ nghỉ hưu trước tuổi khi đóng dưới 20 năm bảo hiểm bắt buộc. Tôi sinh 1969; có thời gian đóng BHXH bắt buộc là 18 năm 7 tháng. Cơ quan cũ đã giải thể nên tôi muốn đóng thêm BHXH tự nguyện đến đủ 20 năm công tác để về hưu. Vậy tôi xin hỏi quý cơ quan như vậy có được không?
- Dịch vụ tính chế độ hưu trí chính xác 100%
- Điều kiện về độ tuổi cho người lao động khi nghỉ hưu
- Lương hưu khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
Tư vấn chế độ hưu trí:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Về nghỉ hưu trước tuổi khi đóng dưới 20 năm bảo hiểm bắt buộc; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, về việc đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
Điều 2 Nghị định 134/2015/NĐ-CP quy định đối tượng áp dụng BHXH tự nguyện như sau:
“Điều 2. Đối tượng áp dụng
Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Khoản 4 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội”.
Theo đó, người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
Trường hợp của bạn đã đóng BHXH bắt buộc 18 năm 7 tháng thì cơ quan cũ đã giải thể. Bạn có thể đóng thêm BHXH tự nguyện cho đủ 20 năm. Khi đã đủ 20 năm đóng BHXH và đáp ứng đủ điều kiện về tuổi thì bạn sẽ được hưởng lương hưu.
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau: Thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện mới nhất
Thứ hai, về điều kiện nghỉ hưu trước tuổi khi đóng dưới 20 năm bảo hiểm xã hội bắt buộc
Căn cứ Điểm a, Khoản 1, Điều 71 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau:
“Điều 71. Chế độ hưu trí và chế độ tử tuất đối với người vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
1. Chế độ hưu trí và tử tuất đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được thực hiện như sau:
a) Có từ đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì điều kiện; mức hưởng lương hưu thực hiện theo chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc; mức lương hưu hằng tháng thấp nhất bằng mức lương cơ sở, trừ đối tượng quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này;”
Như vậy, người vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc vừa có thời gian đóng BHXH tự nguyện mà có từ đủ 20 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên thì điều kiện, mức hưởng lương hưu thực hiện theo chính sách BHXH bắt buộc.
Bạn đã đóng BHXH bắt buộc 18 năm 7 tháng và muốn đóng BHXH tự nguyện cho đủ 20 năm. Vì vậy, điều kiện, mức hưởng lương hưu thực hiện theo chính sách BHXH tự nguyện.
Cụ thể, Khoản 1, Điều 73 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định điều kiện hưởng lương hưu với người tham gia BHXH tự nguyện như sau:
“Điều 73. Điều kiện hưởng lương hưu
1. Người lao động hưởng lương hưu khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động;
b) Đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.”.
Tư vấn chế độ hưu trí trực tuyến 24/7: 1900 6172
Như vậy, người lao động muốn hưởng lương hưu thì phải đóng đủ 20 năm BHXH và đủ 60 tuổi 9 tháng đối với nam(mỗi năm tăng thêm 3 tháng) ; đủ 56 tuổi đối với nữ (mỗi năm tăng thêm 4 tháng)
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn sinh năm 1969; có thời gian đóng BHXH bắt buộc là 18 năm 7 tháng. Bạn mới 54 tuổi và chưa đóng đủ 20 năm BHXH nên chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu.
Kết luận:
– Bạn mới 54 tuổi và chưa đóng đủ 20 năm BHXH (mới 18 năm 7 tháng) nên chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu.
– Bạn có thể đóng thêm BHXH tự nguyện cho đủ 20 năm. Khi đã đủ 20 năm đóng BHXH và đáp ứng đủ điều kiện về tuổi (60 tuổi 9 tháng đối với nam và 56 tuổi đối với nữ) thì bạn sẽ được hưởng lương hưu.
Trên đây là tư vấn về nghỉ hưu trước tuổi khi đóng dưới 20 năm bảo hiểm bắt buộc. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các bài viết:
Cách tính lương hưu khi vừa tham gia BHXH tự nguyện và BHXH bắt buộc
Hồ sơ hưởng lương hưu theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Trong thời gian hưởng TCTN có được hỗ trợ tiền học nghề không?
- Người thân lĩnh TCTN thay cho người đã mất có được không?
- Đi KCB ở bệnh viện tư không dùng BHYT thì được hưởng quyền lợi gì?
- Hoàn lại số tiền cùng chi trả BHYT vượt quá 6 tháng lương cơ sở
- Giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần cho người lao động