Nghỉ không hưởng lương thì có được đóng BHXH bắt buộc không?
Xin chào tổng đài tư vấn, cho tôi hỏi về vấn đề như sau: Tôi là lao động của một công ty. Tôi và công ty có thỏa thuận là tôi sẽ nghỉ làm việc không lương trong vòng 3 tháng và sau đó quay về làm việc trở lại. Tôi muốn trong thời gian nghỉ vẫn đóng BHXH bắt buộc ở công ty thì có được không? Tôi nghe nói quy định mới của bảo hiểm thất nghiệp là thời gian nghỉ không lương liền kề trước khi nghỉ việc vẫn được xác định là đang đóng bảo hiểm thất nghiệp đúng không ạ? Mong tổng đài tư vấn giúp tôi với ạ, tôi xin cảm ơn rất nhiều.
- Nghỉ không lương có phải đóng bảo hiểm xã hội không?
- Thời gian nghỉ không lương có được tính tham gia BHTN không?
Luật sư tư vấn bảo hiểm xã hội qua tổng đài 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, nghỉ không hưởng lương thì có được đóng BHXH bắt buộc không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định như sau:
“Điều 42. Quản lý đối tượng
4. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.”
Như vậy, theo quy định trên dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; Bạn là lao động của một công ty. Tôi và công ty có thỏa thuận là bạn sẽ nghỉ làm việc không lương trong vòng 3 tháng và sau đó quay về làm việc trở lại. Thời gian này bạn sẽ không đóng BHXH và cũng sẽ không được tính để hưởng BHXH.
Thứ hai, thời gian nghỉ không lương có được xác định là đang đóng BHTN?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP như sau:
“4. Sửa đổi, bổ sung khoản 2, khoản 3 Điều 12:
“2. Người lao động được xác định là đang đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điều 49 Luật Việc làm khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp của tháng chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc và được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội;
b) Người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp của tháng liền kề trước tháng chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc và được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội;
c) Người lao động có tháng liền kề trước tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc mà nghỉ việc do ốm đau, thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng, không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị và được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội;
d) Người lao động có tháng liền kề trước tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc mà nghỉ việc không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng tại đơn vị và được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội;
đ) Người lao động có tháng liền kề trước tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc mà tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng tại đơn vị và được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội.”
Như vậy, theo quy định của Nghị định 61/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/07/2020 thì nếu người lao động có tháng liền kề trước tháng chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tháng chấm dứt hợp đồng lao động mà nghỉ việc không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng tại đơn vị và được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội vẫn được xem là đang đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Mọi thắc mắc liên quan vui lòng liên hệ đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến – 1900 6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.
Lao động nghỉ không lương được đóng BHXH vào quỹ thai sản không?
Phải xin giấy xác nhận nghỉ không lương khi nộp hồ sơ hưởng BHTN
- Cần làm thủ tục báo tăng người lao động khi kí HĐLĐ mùa vụ không?
- Một người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau
- Điều trị nội trú sau khi cấp cứu được hưởng quyền lợi BHYT như thế nào?
- Khám chữa bệnh trái tuyến tại Bệnh viện Tai – Mũi – Họng Trung ương
- BHYT của người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng