19006172

Nghỉ ốm mổ ruột thừa thì công ty cần làm gì để giải quyết chế độ ốm đau?

Nghỉ ốm mổ ruột thừa thì công ty cần làm gì để giải quyết chế độ ốm đau?

Công ty tôi có người nghỉ ốm vì bị mổ ruột thừa thì công ty cần làm những gì để giải quyết chế độ ốm đau cho người này? Thời hạn để nộp hồ sơ hưởng chế độ cho người lao động là trong vòng bao nhiêu lâu vậy tổng đài? Mức hưởng của chế độ ốm đau mà người lao động nghỉ ốm được nhận được tính như thế nào? Mong tổng đài tư vấn giùm tôi ạ, tôi xin cảm ơn.


Nghỉ ốm

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới  Tổng đài tư vấn. Về câu hỏi Nghỉ ốm mổ ruột thừa thì công ty cần làm gì để giải quyết chế độ ốm đau của bạn; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Để giải quyết chế độ ốm đau cho người lao động công ty cần:

Thứ nhất, về thủ tục đề nghị giải quyết chế độ ốm đau:

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 4 Quyết định 166/QĐ-BHXH quy định, hồ sơ bạn cần chuẩn bị bao gồm:

“Điều 4. Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả

2.1. Đối với chế độ ốm đau: Hồ sơ theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 100 Luật BHXH; khoản 1, 2 Điều 21 Thông tư số 56/2017/TT-BYT và khoản 2 Điều 15 Nghị định số 143/2018/NĐ-CP, gồm Danh sách 01B-HSB do đơn vị SDLĐ lập và hồ sơ nêu dưới đây:

2.1.1. Trường hợp điều trị nội trú

…; 2.1.3. Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động khám, chữa bệnh ở nước ngoài thì hồ sơ nêu tại tiết 2.1.1 và 2.1.2 điểm này được thay bằng bn sao của bn dịch tiếng Việt giấy khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài cấp.”

Như vậy, bạn cần nộp những giấy tờ sau lên cơ quan bảo hiểm để giải quyết chế độ ốm đau cho họ:

+ Danh sách theo mẫu 01B-HSB do người sử dụng lao động lập

+ Trường hợp điều trị nội trú: Bản sao Giấy ra viện và có thêm bản sao giấy chuyển tuyến trong trường hợp có chuyển tuyến trong quá trình điều trị;

+ Trường hợp điều trị ngoại trú: Giấy nghỉ việc hưởng BHXH hoặc giấy ra viện có chỉ định của y, bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú.

+ Trường hợp người lao động khám, chữa bệnh ở nước ngoài thì hồ sơ nêu trên được thay bằng bản sao của bản dịch Tiếng Việt giấy tờ khám chữa bệnh ở nước ngoài cấp.

Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Điều kiện hưởng chế độ ốm đau của người lao động

Thứ hai, về vấn đề báo giảm trong thời gian nghỉ ốm đau

Căn cứ theo quy định tại Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH thì:

Điều 42. Quản lý đối tượng

5. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.”

Như vậy, theo quy định trên nếu người lao động công ty bạn nghỉ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì bạn cần báo giảm cho họ.

Do đó, nếu muốn giải quyết chế độ ốm đau cho người lao động công ty bạn thì bạn cần nộp hồ sơ gồm những giấy tờ trên đến cơ quan BHXH và nếu họ nghỉ quá 14 ngày làm việc trong tháng thì bạn cần thực hiện thủ tục báo giảm nữa.

Nghỉ ốm

Luật sư tư vấn chế độ ốm đau trực tuyến 24/7: 1900 6172

Thứ ba, về thời hạn nộp hồ sơ hưởng chế độ ốm đau

Căn cứ Điều 102 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 về giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản:

“1. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 101 của Luật này cho người sử dụng lao động.

Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 101 của Luật này và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định tại Điều 100 và Điều 101 của Luật này nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội”.

Theo đó, trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động phải nộp hồ sơ cho công ty và công ty bạn phải nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH trong thời hạn 10 ngày tiếp theo. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Thời gian giải quyết hưởng chế độ ốm đau cho người lao động?

Thứ tư, về mức hưởng chế độ ốm đau

Căn cứ quy định tại Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Cụ thể:

1. Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 26, Điều 27 của Luật này thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Trường hợp người lao động mới bắt đầu làm việc hoặc người lao động trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, sau đó bị gián đoạn thời gian làm việc mà phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên trở lại làm việc thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó.

4. Mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày được tính bằng mức trợ cấp ốm đau theo tháng chia cho 24 ngày”.

Như vậy, mức hưởng chế độ ốm đau một ngày = ( 75% tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc ) / 24 x số ngày nghỉ hưởng chế độ ốm đau.

Mọi thắc mắc liên quan xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn Online 24/7: 1900.6172 để được tư vấn giải đáp.

->Thời gian nghỉ ốm đau có được tính đóng bảo hiểm xã hội?

 

luatannam