Nghỉ trước khi sinh có được hưởng trợ chế độ thai sản không?
Em tham gia BHXH từ T6/2018 đến hết T5/2021. Em dự kiến sinh T10/2021 và sẽ chấm dứt HĐLĐ cuối T5/2021. Như vậy em nghỉ trước khi sinh được hưởng chế độ thai sản không và hồ sơ hưởng chế độ thai sản sau khi sinh gồm những gì và nộp ở đâu? Em cảm ơn.
- Cách điền mẫu C70a-HD giải quyết chế độ thai sản cho lao động nam
- Cấp lại giấy ra viện khi bị sai tên để hưởng chế độ thai sản
- Điều kiện hưởng chế độ thai sản khi thời gian đóng BHXH bị gián đoạn
Tư vấn chế độ thai sản:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Về câu hỏi của bạn nghỉ trước khi sinh có được hưởng chế độ thai sản không? Tổng đài xin tư vấn như sau:
Thứ nhất, về điều kiện hưởng chế độ thai sản khi lao động nữ sinh con:
Căn cứ vào Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau:
“Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;…
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.”
Theo đó, để được hưởng chế độ thai sản trong trường hợp lao động nữ sinh con thì NLĐ phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Bên cạnh đó, căn cứ vào Khoản 1 Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH thì thời gian thời gian 12 tháng trước khi sinh của bạn được tính như sau:
– Trường hợp nếu bạn sinh con trước ngày 15 của tháng,thì thời gian 12 tháng trước khi sinh được xác định từ tháng 10/2020 đến tháng 9/2021. Và trong khoảng thời gian này bạn đã đóng từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
– Trường hợp nếu bạn sinh con sau ngày 15 của tháng, thì thời gian 12 tháng trước khi sinh được xác định từ tháng 11/2020 đến tháng 10/2021 là trong khoảng thời gian này bạn đã đóng từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Như vậy:
Trong trường hợp này, bạn nghỉ trước sinh nhưng vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định.
Tư vấn chế độ thai sản trực tuyến 24/7: 1900 6172
Thứ hai, về hồ sơ và nơi nộp để hưởng chế độ thai sản sau khi sinh:
Căn cứ vào Điều 14 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
“Điều 14. Hồ sơ, giải quyết hưởng chế độ thai sản
1. Hồ sơ, giải quyết hưởng chế độ ốm đau thực hiện theo quy định tại Điều 101, Điều 102 của Luật bảo hiểm xã hội và Điều 5 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP.
2. Người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ theo quy định cho người sử dụng lao động nhưng không quá 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc.
Trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con, thời điểm nhận con, thời điểm nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú.”
Như vậy, trong trường hợp của bạn hồ sơ hưởng chế độ thai sản sau khi sinh bạn cần có bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con; sổ BHXH của bạn và nộp tại cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:
Thời gian làm căn cứ giải quyết chế độ thai sản ghi trên giấy ra viện
Chế độ thai sản cho người nước ngoài khi có vợ sinh con
Nếu trong quá trình giải quyết còn có gì thắc mắc về vấn đề nghỉ trước khi sinh, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Số ngày nghỉ chế độ dưỡng sức sau ốm đau sẽ do ai quyết định?
- Điều kiện để được về hưu theo diện tinh giản biên chế của giáo viên
- Hưởng lương bán thời gian thì có phải đóng bảo hiểm không?
- Nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp ở tỉnh khác được không?
- Điều kiện và mức hưởng chế độ thai sản của lao động nữ sinh con