19006172

Người được ủy quyền nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp cần mang theo gì?

Người được ủy quyền nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp cần mang theo gì?

Em có thắc mắc mong được tư vấn như sau ạ: Em muốn uỷ quyền cho người khác làm thủ tục nhận trợ cấp thất nghiệp. Em được biết cần phải có giấy uỷ quyền mẫu 13 Quyết định 166/QĐ-BHXH được chứng thực. Cho em hỏi mẫu này em tự in hay có sẵn ở phòng công chứng và khi đi chứng thực giấy uỷ quyền em cần đem theo những gì. Khi người được ủy quyền nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp cần mang theo gì ạ? Em cảm ơn và mong nhận được tư vấn từ anh/chị.



Tư vấn Bảo hiểm thất nghiệp:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. ối với vấn đề: Người được ủy quyền nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp cần mang theo gì, chúng tôi xin được trả lời bạn như sau:

Căn cứ theo Khoản 4 Điều 18 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP  quy định về trường hợp ủy quyền nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:

“Điều 18. Giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp

4. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động vẫn được nhận hoặc ủy quyền cho người khác nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền;

b) Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền;

c) Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.”

Như vậy, theo quy định trên, bạn chỉ có thể ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu bạn thuộc một trong các trường hợp tai nạn, hỏa hoạn, lũ lụt, thiên tai, hoặc ốm đau có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.

Theo quy định của quy định pháp luật hiện hành về trợ cấp thất nghiệp như: Luật việc làm số 38/2013/QH13; Nghị định số 28/2015/NĐ-CP; Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH không quy định cụ thể về mẫu giấy ủy quyền trong trường hợp ủy quyền nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Do đó, mẫu đơn ủy quyền sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự. Mẫu đơn 13-HSB được ban hành kèm theo Quyết định số 166/QĐ-BHXH chỉ được sử dụng trong trường hợp ủy quyền để giải quyết các chế độ của bảo hiểm xã hội.

Theo quy định của pháp luật dân sự, giấy ủy quyền bạn có thể tự thỏa thuận lập hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền. Khi đến công chứng giấy ủy quyền, người được ủy quyền mang theo những giấy tờ sau:

– Giấy ủy quyền, hợp đồng ủy quyền có đầy đủ chữ kí của người ủy quyền và người được ủy quyền;

– Chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước hoặc sổ hộ khẩu để xác minh nhân thân;

– Người ủy quyền và người được ủy quyền cần có mặt để xác minh chữ ký.

Tư vấn Bảo hiểm thất nghiệp trực tuyến 1900 6172

Về hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp của người được ủy quyền nộp.

Như vậy, hồ sơ mà người được ủy quyền nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp được căn cứ theo Điều 16 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP và Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP bao gồm những giấy tờ sau:

– Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp (theo mẫu của BLĐ – TBXH quy định);

– Các giấy tờ liên quan đến việc chấm dứt lao động như: Quyết định thôi việc; Quyết định sa thải; Quyết định kỷ luật buộc thôi việc; Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc; Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

– Sổ bảo hiểm xã hội;

– Hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền hợp lệ theo quy định pháp luật.

– Xuất trình: Chứng minh thư/thẻ căn cước (bản chính) khi nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp;

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về vấn đề: Người được ủy quyền nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp cần mang theo gì. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:

Tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định của pháp luật

Thời hạn chi trả trợ cấp thất nghiệp theo quy định hiện hành

Nếu còn vấn đề thắc mắc về vấn đề:Người được ủy quyền nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp cần mang theo gì; Bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 19006172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

luatannam