Người lao động có phải đóng BHXH khi làm việc bán thời gian
Tôi muốn hỏi người lao động có phải đóng BHXH khi làm việc bán thời gian? Công việc chính của tôi là tôi làm một công ty, nhưng ngoài ra tôi có kí hợp đồng lao động làm việc không thời hạn với 1 quán cafe ở thành phố Hải Dương với công việc là nhân viên pha chế đồ uống, làm từ 18h-23h với mức lương khá cao. Vậy giờ tôi nghỉ việc ở công ty, tôi vẫn làm nhân viên pha chế đồ uống thì chỗ này có phải đóng BHXH cho tôi không? Bạn tôi bảo do lương của tôi thấp nên không đủ điều kiện đóng BHXH thì có đúng không ạ?
Luật sư tư vấn Bảo hiểm xã hội trực tuyến 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, NLĐ có phải đóng BHXH khi làm việc bán thời gian
Căn cứ tại Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về đối tượng tham gia đóng bảo hiểm xã hội như sau:
“Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;”
Như vậy, tuy rằng bạn làm việc bán thời gian nhưng loại hợp đồng lao động bạn ký là hợp đồng lao động không xác định thời hạn, nên bạn vẫn thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Vì vậy, bạn vẫn được đóng BHXH khi làm việc bán thời gian
Thứ hai, mức lương tối thiểu để đóng bảo hiểm xã hội là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 90/2019/NĐ-CP về tiền lương đóng BHXH như sau:
“Điều 5. Áp dụng mức lương tối thiểu vùng
1. Mức lương tối thiểu vùng quy định tại Điều 3 Nghị định này là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm:
a) Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất;”
Bên cạnh đó, căn cứ theo điều 3 Nghị định 90/2019/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu vùng như sau:
“Điều 3. Mức lương tối thiểu vùng
1. Quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp như sau:
a) Mức 4.420.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.
b) Mức 3.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.
c) Mức 3.430.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.
d) Mức 3.070.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.“
Như vậy, nơi bạn làm việc là thành phố Hải Dương (thuộc vùng II) nên áp dụng mức lương tối thiểu vùng là 3.920.000 đồng.Tiền lương tháng bạn nhận được cao hơn mức lương tối thiểu vùng thì bạn đủ điều kiện đóng BHXH theo mức lương đó.
Trên đây là giải đáp của chúng tôi về vấn đề: Người lao động có phải đóng BHXH khi làm việc bán thời gian
Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
Đóng BHXH cho người lao động nhận lương theo sản phẩm?
Cách xác định mức tiền lương tháng phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
- Có được hưởng chế độ thai sản khi sảy thai không?
- Hồ sơ và thời điểm giám định suy giảm khả năng cho người bị tai nạn lao động
- Địa chỉ trên sổ BHXH khác với sổ hộ khẩu có cần cấp lại không?
- Mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm khi làm cả nhà nước và tư nhân
- Đi chụp CT sọ não có được hưởng BHYT trái tuyến không?