Người lao động có thể tự đi báo giảm trùng BHXH được không?
Em xin hỏi, em có 1 tháng bị 2 công ty đóng trùng, 1 công ty đã chốt trả sổ cho em còn 1 công ty bắt em về làm giảm trùng ở công ty trước họ mới chốt sổ cho em. Nhưng công ty đó không làm họ nói đã chốt và trả sổ là xong nhiệm vụ, vậy thì người lao động có thể tự đi báo giảm trùng BHXH được không? Làm thủ tục báo giảm trùng quá trình đóng BHXH như thế nào?
- Hồ sơ giảm trùng bảo hiểm xã hội cho người lao động
- Hoàn trả tiền đóng BHXH khi gộp sổ BHXH trong thời gian đóng trùng
VIDEO: HƯỚNG DẪN GIẢM TRÙNG THỜI GIAN ĐÓNG BHXH
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, người lao động có thể tự đi báo giảm trùng BHXH được không?
Căn cứ theo quy định tại Quyết định 505/QĐ-BHXH sửa đổi , bổ sung Quyết định 595/QĐ-BHXH như sau:
“Điều 32. Đơn vị sử dụng lao động, UBND xã, Đại lý thu/nhà trường, Cơ sở trợ giúp xã hội, Cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng thương binh và người có công; Cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc ngành lao động, thương binh và xã hội và cơ quan quản lý đối tượng
1. Đơn vị sử dụng lao động
1. Đơn vị sử dụng lao động
1.1. Nhận hồ sơ của người lao động theo quy định tại Điều 23, Điều 27.
1.2. Kê khai hồ sơ
a) Đăng ký, điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT hằng tháng: theo quy định tại Điều 23.
b) Cấp lại, đổi, điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH, thẻ BHYT: theo quy định tại Điều 27.
– Đối với người lao động nộp hồ sơ thông qua đơn vị: Lập Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).
– Đối với người lao động nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH: xác nhận Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) đối với người điều chỉnh họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh, giới tính đã ghi trên sổ BHXH.
c) Ghi mã số BHXH
– Đối với người tham gia đã được cấp mã số BHXH: ghi mã số BHXH vào các mẫu biểu tương ứng.
– Đối với người tham gia chưa được cấp hoặc quên mã số BHXH: phối hợp cơ quan BHXH nơi đăng ký đóng để hoàn thiện, xác định mã số BHXH.”
Bên cạnh đó, căn cứ khoản 6 Mục I Công văn số: 3663/BHXH-THU quy định:
“NLĐ có quá trình tham gia BHXH trùng nhau thì phải giảm quá trình trùng tương ứng, kể cả sổ có thời gian chưa hưởng chế độ mà trùng với sổ có thời gian đã hưởng trợ cấp 1 lần, trợ cấp thất nghiệp cũng phải giảm trùng đến tháng liền kề của sổ đã hưởng trước đó, khi giảm trùng thì phải thu hồi số tiền trợ cấp BHXH đã hưởng (nếu có).”
Như vậy, theo quy định trên dẫn chiếu đến trường hợp của bạn, bạn có 1 tháng bị 2 công ty đóng trùng, và giờ bạn muốn tự đi báo giảm trùng là không được. Vì trách nhiệm báo giảm trùng là của công ty bạn nên bạn không thể tự lên cơ quan BHXH để báo giảm trùng.
Tư vấn Bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Thứ hai, hồ sơ báo giảm trùng BHXH bao gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ Điều 26 Quyết định 505/QĐ-BHXH và mẫu Phiếu giao nhận hồ sơ 606a thì hồ sơ gồm những giấy tờ sau:
“Người tham gia:
1 Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS, 01 bản/người)
2 Sổ BHXH đối với người tham gia BHXH tự nguyện, người có thời gian đóng BHXH, BHTN trùng nhau nộp tất cả các sổ BHXH.
3 Văn bản chứng thực hoặc bản kèm theo bản chính Giấy chứng tử đối với trường hợp chết
II Đơn vị:
1 Báo cáo tình hình lao động và Danh sách tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-LT) (trường hợp có thời gian đóng BHXH, BHTN trùng nhau)
2 Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh BHXH, BHYT (mẫu TK3-TS) (trường hợp đơn vị giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật hoặc di chuyển nơi đăng ký tham gia đã đóng thừa tiền)
3 Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS) (nếu có)”
Như vậy, để báo giảm trùng bảo hiểm xã hội thì người tham gia và đơn vị đứng ra làm thủ tục kê khai cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
– Đối với người tham gia:
+) Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS, 01 bản/người)
+) Sổ BHXH
– Đối với đơn vị đồng ý đứng ra làm thủ tục kê khai:
+) Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (mẫu D02-LT) (trường hợp có thời gian đóng BHXH, BHTN trùng nhau)
+) Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS) (nếu có)
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
Hồ sơ chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động mới nhất
Khi người lao động nghỉ việc làm thế nào để chốt sổ?
- Có thể nộp hồ sơ hưởng BHXH một lần ở nơi khác với nơi đóng BHXH không?
- Không có giấy tờ, công ty có thanh toán tiền lương nghỉ do điều trị TNLĐ
- Quy định thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp như thế nào?
- Mức bảo hiểm một lần cho người lao động đã đóng 2 năm 7 tháng BHXH
- Hoàn trả tiền đóng BHXH khi có thời gian đóng trùng