Gộp sổ bảo hiểm do ai thực hiện
Tôi làm việc ở hai công ty. Ở mỗi công ty tôi lại đóng sổ bảo hiểm khác nhau. Sau khi nghỉ việc tôi lấy sổ về và tôi có hai sổ bảo hiểm đều đã chốt. Tôi đã nghỉ việc hơn một năm và muốn lấy bảo hiểm xã hội một lần nhưng khi cầm hai sổ lên giải quyết thì cơ quan bảo hiểm xã hội bảo tôi phải gộp sổ bảo hiểm. Vậy tôi là người lao động có thể tự đi gộp sổ bảo hiểm xã hội không vì tôi không làm ở công ty nữa?
- Không gộp sổ có ảnh hưởng tới việc hưởng chế độ bảo hiểm?
- Thời hạn giải quyết gộp sổ bảo hiểm xã hội
- Hủy sổ BHXH cũ hay gộp hai sổ BHXH?
Tư vấn bảo hiểm xã hội:
Đối với trường hợp của bạn Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ Khoản 2 Điều 46 Văn bản hợp nhất số 2089/VBHN-BHXH quy định:
“2. Gộp sổ BHXH và hoàn trả
Trường hợp một người có từ 2 sổ BHXH trở lên đề nghị gộp sổ BHXH, cán bộ Phòng/Tổ cấp sổ, thẻ thực hiện kiểm tra, đối chiếu nội dung đã ghi trên các sổ BHXH và cơ sở dữ liệu; lập Danh sách đề nghị gộp sổ BHXH (Mẫu C18-TS) chuyển cán bộ Phòng/Tổ quản lý thu thực hiện:
+ Trường hợp thời gian đóng BHXH trên các sổ BHXH không trùng nhau: Thực hiện gộp quá trình đóng BHXH của các sổ BHXH trên cơ sở dữ liệu; hủy mã số sổ BHXH đã gộp.
+ Trường hợp thời gian đóng BHXH trên các sổ BHXH trùng nhau: lập Quyết định hoàn trả (Mẫu C16-TS) để hoàn trả cho người lao động theo quy định tại Tiết b điểm 3.3 khoản 3 điều 43.“
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì mỗi người lao động chỉ có 1 số sổ bảo hiểm và nếu một người có từ 2 sổ BHXH trở lên thì phải làm thủ tục gộp sổ BHXH.
Về thủ tục – hồ sơ để gộp sổ bảo hiểm xã hội
Hồ sơ cần chuẩn bị những giấy tờ quy định tại Khoản 2 Điều 27 Quyết định 595/QĐ- BHXH và Quyết định 222/QĐ-BHXH quy định như sau:
Bước 01: Lập, nộp hồ sơ: Người tham gia nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan BHXH nơi cư trú; Hồ sơ gồm có:
– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
– Các sổ Bảo hiểm xã hội cần gộp;
– Căn cước công dân của người đi làm hồ sơ;
Bước 02: Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ từ người nộp hồ sơ hoặc từ Đại lý thu. Thực hiện việc kiểm tra, rà soát và giải quyết hồ sơ cho người yêu cầu. Nếu hồ sơ chưa đúng, chưa đầy đủ thì hướng dẫn người yêu cầu bổ sung, trường hợp từ chối giải quyết hồ sơ thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối.
Thời hạn giải quyết: không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Trường hợp phải xác minh quá trình đóng BHXH ở tỉnh khác hoặc nhiều đơn vị nơi NLĐ có thời gian làm việc thì không quá 45 ngày nhưng phải có văn bản thông báo cho NLĐ biết.
Bước 03: Nhận kết quả, gồm: Quyết định về việc gộp sổ BHXH; Sổ BHXH đã gộp
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Như vậy, khi bạn đã nghỉ việc ở công ty thì bạn có thể tự đi làm hồ sơ gộp sổ BHXH mà không cần phải thực hiện hồ sơ qua công ty. Lưu ý, nếu 02 sổ BHXH của bạn có thời gian đóng BHXH trùng thì sẽ phải xử lý hồ sơ qua Công ty đóng trùng.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau để tìm hiểu về bảo hiểm xã hội một lần:
Hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần mới nhất
Bảo hiểm xã hội một lần được tính như thế nào?
Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Chế độ thai sản đối với giáo viên trường tư thục phải nghỉ việc do dịch
- Mức BHXH một lần khi hưởng lương khu vực Nhà nước và tư nhân
- Khám trái tuyến ở Bệnh viện Đại học y dược TPHCM có được thanh toán không?
- Khai báo tình trạng tìm kiếm việc làm theo quy định hiện hành
- Quy định về nơi nộp hồ sơ để nhận tiền thất nghiệp như thế nào?