Cử đi học ở nước ngoài
Tôi làm việc theo Hợp đồng không xác định thời hạn, được đơn vị cử đi học ở nước ngoài hệ Thạc sĩ nhưng tôi không biết thời gian này tôi có được đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không? Mức đóng là bao nhiêu và đơn vị nào đóng?
- Có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc khi đi làm việc tại nước ngoài?
- Mức tiền lương tháng tối đa để đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
- Khoản lương nào bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội
Tư vấn Bảo hiểm xã hội:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Trường hợp của bạn, Tổng đài tư vấn xin được tư vấn như sau:
Căn cứ khoản 1.9 Điều 4 Quyết định 595QĐ-BHXH quy định:
“Điều 4. Đối tượng tham gia theo quy định tại Điều 2 Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:
1.1. Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
1.9. Người lao động quy định tại các Điểm 1.1, 1.2, 1.3, 1.4, 1.5 và 1.6 Khoản này được cử đi học, thực tập, công tác trong và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương ở trong nước thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc“.
Theo đó, bạn là người làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn – thuộc đối tượng quy định tại điểm 1.1 khoản 1 Điều 4 Quyết định 595/QĐ-BHXH nêu trên. Do đó, khi bạn được đơn vị cử đi học ở nước ngoài hệ Thạc sỹ mà vẫn hưởng tiền lương tại đơn vị sẽ phải đóng BHXH bắt buộc cho thời gian học tập này. Mức đóng cụ thể để được quy định tại Điều 5 Quyết định 595/QĐ-BHXH như sau:
“Điều 5. Mức đóng và trách nhiệm đóng theo quy định tại Điều 85, Điều 86 Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
1. Mức đóng và trách nhiệm đóng của người lao động
1.1. Người lao động quy định tại Điểm 1.1, 1.2, 1.3, 1.4, 1.5, và Tiết b Điểm 1.7 Khoản 1 Điều 4, hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
2. Mức đóng và trách nhiệm đóng của đơn vị tại Khoản 3 Điều 4
2.1. Đơn vị hằng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng BHXH của người lao động quy định tại các Điểm 1.1, 1.2, 1.3, 1.4, 1.5 và Tiết b Điểm 1.7 Khoản 1 Điều 4 như sau:
a) 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;
b) 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.“
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Kết luận:
Nếu bạn được hưởng lương trong nước trong thời gian được cử đi học ở nước ngoài, bạn sẽ phải đóng BHXH theo mức sau:
+) Người lao động: 8% tiền lương đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất;
+) Đơn vị:
- 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;
- 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề đóng BHXH khi được cử đi học tập tại nước ngoài bạn vui lòng tham khảo thêm bài viết:
Thời gian được cử đi học tập nước ngoài có được tính tham gia BHYT?
Đi học tập có được hưởng trợ cấp thất nghiệp?
Trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Không tới nhận quyết định hưởng thất nghiệp có được chuyển tiền?
- BHYT có chi trả toàn bộ số tiền mổ mắt do bị cận thị không?
- Người chấp hành hình phạt tù có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp?
- Nghỉ việc trước khi sinh vẫn có thể được hưởng chế độ thai sản
- Thủ tục để nhận trợ cấp thất nghiệp bao gồm những gì?