Người lao động bị tai nạn lao động
Xin cho hỏi về vấn đề: Quyền lợi của người lao động bị tai nạn lao động. Tôi đang làm việc ở doanh nghiệp thì không may bị tai nạn. Trong trường hợp này, trách nhiệm của người sử dụng lao động và cơ quan bảo hiểm đối với tôi là như thế nào?
- Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động mới nhất
- Mức bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động
- Những khoản trợ cấp cho người bị tai nạn lao động
Tư vấn chế độ tai nạn lao động:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:
Về trách nhiệm của người sử dụng lao động
Căn cứ theo quy định tại Điều 38 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 thì người sử dụng lao động phải có các trách nhiệm sau đây:
Thứ nhất, thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do BHYT chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia BHYT.
Thứ hai, trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.
Thứ ba, bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động.
Trường hợp người lao động bị tai nạn lao động mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được bồi thường:
– Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%.
– Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức bồi thường của trường hợp người lao động không có lỗi.
Về chế độ tai nạn lao động do cơ quan bảo hiểm chi trả
Thứ nhất, trợ cấp một lần hoặc trợ cấp hàng tháng tùy vào mức suy giảm khả năng lao động.
Trường hợp người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần với mức hưởng theo quy định tại khoản 2 Điều 46 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015:
“a) Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 05 lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;
b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị”.
Tư vấn chế độ tai nạn lao động trực tuyến 24/7: 1900 6172
Trường hợp người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng theo khoản 2 Điều 49 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015:
“a) Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;
b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị”.
Thứ hai, nếu bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì được cấp tiền để mua các phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn căn cứ vào tình trạng thương tật, bệnh tật và theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng bảo đảm yêu cầu, điều kiện chuyên môn, kỹ thuật (Điều 51 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015).
Thứ ba, nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần thì ngoài mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng, hằng tháng còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương cơ sở (Điều 52 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015).
Thứ tư, được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật. Thời gian nghỉ từ 05 ngày đến 10 ngày. Mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình; bằng 40% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại cơ sở tập trung.
Ngoài ra, người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương cơ sở.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Hồ sơ giải quyết chế độ tai nạn lao động
Thời điểm hưởng trợ cấp tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Trong vòng 45 ngày kể từ khi quay lại làm việc làm hồ sơ thai sản được không?
- Thời gian hưởng chế độ ốm đau năm 2021 bao nhiêu ngày?
- Đóng bảo hiểm dưới 15 năm có được hưởng tuất hàng tháng
- Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp khi dừng hưởng
- Không còn là hộ nghèo nữa thì có được cấp thẻ BHYT miễn phí không?