Người lao động mất thì người thân có được hưởng TCTN không?
Xin chào anh chị, tôi có người em họ làm công nhân tại Khu công nghiệp ở tỉnh Bình Dương được 02 năm. Vừa rồi em họ tôi nghỉ làm nhưng không rút tiền thất nghiệp mà tiếp tục đi làm ở công ty mới thì quá trình đóng BHTN vẫn bảo lưu đúng không? Sau này khi em họ tôi nghỉ việc và có làm hồ sơ hưởng BHTN, tuy nhiên trong quá trình chờ giải quyết thì em họ tôi bị tai giao thông mất. Tôi có chút thắc mắc là trường hợp này người nhà có được hưởng BHTN thay cho em họ không? Xin giải đáp giúp tôi.
- Cộng dồn thời gian đóng BHTN để hưởng TCTN theo quy định mới nhất
- Có được hưởng trợ cấp thất nghiệp của chồng đã chết không?
Luật sư tư vấn Bảo hiểm thất nghiệp trực tuyến 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, có được bảo lưu và cộng dồn thời gian đóng BHTN?
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 45 Luật việc làm năm 2013 quy định như sau:
“Điều 45. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp
1. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.”
Như vậy, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Do đó, dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; Bạn có người em họ làm công nhân tại Khu công nghiệp ở tỉnh Bình Dương được 02 năm. Vừa rồi em bạn nghỉ làm nhưng không rút tiền thất nghiệp mà tiếp tục đi làm ở công ty mới nên quá trình đóng BHTN của em bạn ở công ty cũ vẫn được bảo lưu và cộng dồn vào công ty mới cho em bạn.
Thứ hai, người lao động mất thì người thân có được hưởng TCTN không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 49 Luật việc làm năm 2013 như sau:
“Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;
3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;
4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:
a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
e) Chết.”
Như vậy, trường hợp em họ của bạn chết thì sẽ không được thanh toán tiền trợ cấp thất nghiệp. Vì vậy, tiền trợ cấp thất nghiệp cũng không được chuyển cho người thân hưởng thay khi em họ bạn mất.
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc thì bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến – 1900 6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.
Quy định thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp gồm những gì
Người lao động rút lại hồ sơ khi không có nhu cầu hưởng TCTN