Người lao động nghỉ việc nhưng không trả thẻ bảo hiểm y tế?
Cho tôi hỏi về vấn đề sau: Người lao động nghỉ việc nhưng không trả thẻ bảo hiểm y tế. Tôi năm nay 24 tuổi và đang làm ở công ty tư nhân, tôi có ý định nghỉ việc ở công ty nhưng tôi không muốn trả thẻ thì tôi còn sử dụng được thẻ bảo hiểm y tế đó không vì trên thẻ của tôi ghi giá trị sử dụng từ 1/1/2020. Nếu không thì tôi phải làm gì để được hưởng quyền lợi khi đi khám chữa bệnh?
- Nghỉ việc, không trả lại thẻ thì thẻ BHYT còn hiệu lực không?
- Báo giảm lao động khi nhân viên cố tình không trả lại thẻ BHYT?
- Truy thu tiền BHYT khi nhân viên nghỉ việc và không trả lại thẻ BHYT?
Tư vấn bảo hiểm y tế:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp của bạn về: Người lao động nghỉ việc nhưng không trả thẻ bảo hiểm y tế; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ Điểm 9.7 và Điểm 10.3 Công văn 1734/BHXH-QLT ngày 16 tháng 8 năm 2017 quy định về cấp và quản lý thẻ bảo hiểm y tế.
“9.7. Khi có phát sinh giảm người lao động, đơn vị phải kịp thời lập danh sách báo giảm gửi cơ quan BHXH qua hệ thống giao dịch điện tử ngay trong tháng (tính đến ngày cuối cùng của tháng đó). Nếu báo giảm sau ngày cuối cùng của tháng giảm thì phải phải đóng hết giá trị thẻ BHYT của tháng kế tiếp và thẻ có giá trị sử dụng hết tháng đó. Cơ quan BHXH không thu hồi thẻ các trường hợp báo giảm.
Ví dụ: Người lao động thôi việc 28/07/2017, đơn vị báo giảm vào ngày 01/08/2017 thì đóng BHYT hết tháng 8/2017; không đóng BHXH, BHTN tháng 8/2017.
10.3. Khi có phát sinh giảm thì đơn vị báo giảm từ ngày 01 tháng sau, tuy nhiên phải đóng giá trị thẻ BHYT của tháng sau. Trường hợp để không đóng bổ sung giá trị thẻ tháng sau thì đơn vị có thể lập hồ sơ báo giảm tháng sau bắt đầu từ ngày 28 tháng trước, nhưng sau khi báo giảm thì không được báo phát sinh tháng trước.”
Như vậy, thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến hết tháng báo giảm. Từ thời điểm báo giảm đóng BHYT, cơ sở khám chữa bệnh BHYT không thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT.
Do đó trường hợp bạn nghỉ việc tại công ty và không trả thẻ bảo hiểm y tế cho dù trên thẻ bảo hiểm y tế của bạn thì thời hạn sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của bạn chỉ đến hết tháng bạn nghỉ việc.
Thứ hai, trong trường hợp bạn muốn tham gia bảo hiểm y tế khi bạn đã nghỉ việc tại công ty thì bạn có thể lựa chọn tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình để được hưởng các quyền lợi bảo hiểm khi đi khám chữa bệnh.
Thủ tục tham gia bảo hiểm y tế của bạn dựa theo Phiếu giao nhận hồ sơ 603/…/THU gồm các giấy tờ sau:
+ Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH,BHYT: mẫu TK1-TS, 1 bản.
+ Danh sách đăng ký tham gia BHYT theo hộ gia đình: mẫu D01-TS , 1 bản;
+ Danh sách người tham gia BHYT: mẫu D03 – TS, 1 bản;
Tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
+ Bản chính sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú (để đối chiếu);
+ Bản photo hoặc bản ảnh chụp thẻ BHYT của những người đã có thẻ bảo hiểm y tế.
Số lượng hồ sơ: 1 bộ
Lưu ý: Các mẫu tờ khai trên mới nhất được ban hành theo Quyết định 505/QĐ-BHXH.
Hồ sơ này bạn mang đến nộp tại UBND xã nơi bạn có sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú. Khi đi bạn mang theo CMND bản chính của mình.
Thời gian giải quyết là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Người lao động nghỉ việc có cần trả thẻ bảo hiểm y tế không?
Có phải trả lại thẻ BHYT khi thôi việc?
Trên đây là quy định của pháp luật về: Người lao động nghỉ việc nhưng không trả thẻ bảo hiểm y tế. Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Không có giấy nghỉ việc có được nhận tiền BHXH 1 lần không?
- Chế độ thai sản cho lao động nữ phá thai
- Hồ sơ tạm dừng đóng quỹ hưu trí tử tuất do ảnh hưởng dịch Covid-19
- Cách lập mẫu D04h-TS ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH
- Tai nạn lao động do lỗi của người lao động thì công ty có phải bồi thường