Người lao động nước ngoài tại Việt Nam có tham gia bảo hiểm
Tôi là người lao động nước ngoài tại Việt Nam. Xin hỏi tôi có được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm y tế tại doanh nghiệp không?
Mong được tư vấn giúp!
- Người lao động nước ngoài phải tham gia những loại bảo hiểm nào?
- Tỷ lệ đóng bảo hiểm y tế cho lao động nước ngoài
- Giám đốc là người nước ngoài có phải đóng bảo hiểm không?
Tư vấn bảo hiểm xã hội:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp của bạn; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Về tham gia bảo hiểm xã hội
Căn cứ Khoản 2 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
” 2. Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.”
Tuy nhiên, Khoản 1 Điều 124 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 về hiệu lực thi hành:
“1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, trừ quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 2 của Luật này thì có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018″.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 2 Nghị định 143/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/12/2018 thì:
“Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật, từ ngày 1/12/2018 người lao động nước ngoài tại Việt Nam có tham gia lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Do đó, bạn sẽ phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc khi vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
Về việc tham gia BHYT
Căn cứ khoản 2 Điều 1 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014 về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng:
“2. Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam có liên quan đến bảo hiểm y tế”.
Bên cạnh đó, căn cứ Điều 12 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định:
“Điều 12. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
1.Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động);
Như vậy, theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế thì người lao động, không phân biệt là người Việt Nam hay người nước ngoài mà làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên phải tham gia bảo hiểm y tế. Do đó, nếu bạn ký hợp đồng với công ty theo một trong các loại hợp đồng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014 thì thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:
Mức tiền lương tối đa tham gia bảo hiểm y tế cho người lao động nước ngoài
Chế độ thai sản của người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc về tham gia bảo hiểm cho người lao động nước ngoài tại Việt Nam; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 19006172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Trả lương cho lao động nam trong thời gian nghỉ chế độ thai sản
- Làm hồ sơ xin cấp lại thẻ bảo hiểm y tế khi bị mất như thế nào?
- Người lao động nước ngoài có đóng quỹ thai sản không?
- Đóng bảo hiểm được 2 tháng có được nhận tiền BHXH một lần không?
- Sau 03 tháng mới được trả sổ BHXH thì có được hưởng TCTN nữa không?