Người lao động rút lại hồ sơ khi không có nhu cầu hưởng TCTN
Mọi người cho em hỏi về vấn đề: người lao động rút lại hồ sơ khi không có nhu cầu hưởng TCTN cụ thể: Em nộp hồ sơ xin hưởng trợ cấp thất nghiệp vào ngày 15/7 nhưng bây giờ em đã có việc làm mới thì có được xin rút lại hồ sơ không và phải làm thủ tục như thế nào? Em sang công ty mới làm thì thời gian có được cộng dồn không ạ?
- Mức đóng và mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp tối đa trong năm 2020
- Quy định thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp gồm những gì
Hỗ trợ tư vấn Bảo hiểm thất nghiệp trực tuyến 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, người lao động rút lại hồ sơ khi không có nhu cầu hưởng TCTN
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
“Điều 7. Người lao động không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp
Trong thời hạn 15 ngày tính theo ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu người lao động không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động phải trực tiếp nộp đề nghị không hưởng trợ cấp thất nghiệp theo Mẫu số 08 ban hành kèm theo Thông tư này cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đã nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm gửi lại hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động vào ngày trả kết quả theo phiếu hẹn trả kết quả.”
Như vậy, trong thời hạn 15 ngày tính theo ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu người lao động không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp thì sẽ được rút lại hồ sơ hưởng TCTN. Đối chiếu với trường hợp của bạn đã nộp hồ sơ từ ngày 15/7/2020 nên bây giờ bạn vẫn có thể rút lại hồ sơ và muốn rút lại hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp bạn phải nộp đề nghị không hưởng trợ cấp thất nghiệp (theo Mẫu số 08 ban hành kèm theo Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH) trong thời hạn 15 ngày tính theo ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ.
Thứ hai, vấn đề cộng dồn thời gian đóng BHTN
Theo quy định tại Điều 45 Luật việc làm số 38/2013/QH13 như sau:
“Điều 45. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp
1. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.
2. Sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trước đó của người lao động không được tính để hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp cho lần hưởng bảo hiểm thất nghiệp tiếp theo được tính lại từ đầu, trừ trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại các điểm b, c, h, l, m và n khoản 3 Điều 53 của Luật này.
3. Thời gian người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp không được tính để hưởng trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về viên chức.”
Như vậy, pháp luật quy định thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. Do đó, khi bạn sang làm ở công ty mới, thời gian bạn chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp đều được cộng dồn kể từ khi bắt đầu đóng BHTN.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề người lao động rút lại hồ sơ khi không có nhu cầu hưởng TCTN
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc thì bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến – 1900 6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.
Lẻ 11 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp có được làm tròn thành 1 năm?
Quy định thời hạn nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi nghỉ việc
- Những ai được hưởng lợi khi lương cơ sở tăng
- Chuyển chế độ trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng sang trợ cấp một lần
- Nhận trợ cấp tuất hàng tháng thì có bị cắt trợ cấp người cao tuổi không?
- Khám chữa bệnh trái tuyến với đối tượng K3 tại bệnh viện 108 Hà Nội
- Lao động nhận nuôi con nuôi có được hưởng dưỡng sức không?