19006172

Người nước ngoài bắt đầu đóng BHXH từ khi nào

Người nước ngoài bắt đầu đóng BHXH từ khi nào 

Chào anh chị, em mới làm mảng hành chính nhân sự nên không biết là người nước ngoài bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội từ khi nào ạ và khi đóng bảo hiểm xã hội là họ đóng những loại nào ạ? Em cảm ơn



Người nước ngoài bắt đầu đóng BHXH từ khi nào 

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Căn cứ Khoản 1 Điều 2 và Khoản 1 Điều 5 Nghị định 143/2018/NĐ-CP quy định về việc đóng bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài như sau:

“Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.”

“Điều 5. Các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc

1. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định này thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc sau đây: ốm đau; thai sản; bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí và tử tuất.”

Như vậy, theo quy định trên, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam khi ký kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động thì phải đóng những những loại bảo hiểm xã hội sau:

1: Quỹ ốm đau – thai sản: Áp dụng đóng từ ngày 1 tháng 12 năm 2018, trong đó trong đó người SDLĐ đóng 3% và người lao động nước ngoài đóng 0% dựa trên mức tiền lương tháng đóng BHXH của người lao động nước ngoài (theo Điều 13 Nghị định 143/2018/NĐ-CP ).

2: Quỹ hưu trí – tử tuất: Áp dụng đóng từ ngày 1 tháng 1 năm 2022., trong đó người SDLĐ đóng 14% và người lao động nước ngoài đóng 8% dựa trên mức tiền lương tháng đóng BHXH của người lao động nước ngoài ( theo Điều 13 Nghị định 143/2018/NĐ-CP )

3: Bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp: thực hiện đóng theo quy định trên từ 1 tháng 12 năm 2018, trong đó mức 0,5% sẽ do người sử dụng lao động đóng và người lao động sẽ không phải đóng. ( theo Điều 13 Nghị định 143/2018/NĐ-CP )

Ngoài ra, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam còn phải đóng Bảo hiểm y tế:

Trong đối tượng đóng bảo hiểm y tế theo Luật bảo hiểm y tế năm 2008 có hiệu lực từ ngày 01/07/2009 thì, đối với người lao động nói chung (áp dụng với cả người lao động Việt Nam và người lao động nước ngoài) thì khi có Hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên là bắt buộc phải tham gia BHYT, cụ thể:

“Điều 12. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên theo quy định của pháp luật về lao động; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương, tiền công theo quy định của pháp luật về tiền lương, tiền công; cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là người lao động).”

Vậy, việc đóng Bảo hiểm y tế cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo Hợp đồng lao động được áp dụng từ ngày 01/07/2009.

Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm các bài viết có liên quan sau:

Nếu còn vấn đề gì vướng mắc, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến – 1900 6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.

luatannam