Người nước ngoài có được ủy quyền rút BHXH 1 lần không
Chào anh chị, khi người nước ngoài đi lãnh bảo hiểm xã hội 1 lần thì họ có thể ủy quyền cho người khác (người Việt) đi lãnh được không ạ vì họ không biết tiếng Việt. Nếu được thì thủ tục ủy quyền lãnh bảo hiểm xã hội 1 lần sẽ thực hiện thế nào ạ? Em cảm ơn.
- Hướng dẫn thủ tục nhận BHXH một lần cho người nước ngoài
- Mức hưởng BHXH 1 lần của người nước ngoài sẽ thấp hơn người VN đúng không?
- Người nước ngoài có được rút BHXH1 lần ngay không
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Căn cứ theo quy định tại khoản 6 điều 18 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:
“Điều 18. Quyền của người lao động
6. Ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội.”
Theo đó, pháp luật quy định một trong những quyền của người lao động là ủy quyền cho người khác nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội. Vậy, trường hợp người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không biết tiếng Việt thì có thể ủy quyền cho người khác lãnh bảo hiểm xã hội 1 lần.
Căn cứ tại Quyết định 222/2021/QĐ-BHXH về hướng dẫn thủ tục ủy quyền lãnh bảo hiểm xã hội một lần được thực hiện cụ thể như sau:
Bước 1. Người lao động nước ngoài và người được ủy quyền làm thủ tục ủy quyền tại văn phòng công chứng (có chức năng dịch thuật);
Bước 02: Người được ủy quyền chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đề nghị lãnh bảo hiểm xã hội một lần như sau:
– Bản chính Sổ BHXH.
– Bản chính Đơn đề nghị (Mẫu số14-HSB) do người nước ngoài kê khai và ký tên;
– Hộ chiếu và Giấy tờ cư trú (bản sao chứng thực);
– Người được ủy quyền cầm theo Giấy ủy quyền (mẫu số 13-HSB) đến làm việc tại cơ quan BHXH; xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân có ảnh;
Nơi nộp hồ sơ: Cơ quan Bảo hiểm xã hội quận/huyện nơi mà người lao động nước ngoài đang cư trú theo giấy tạm trú hoặc thẻ tạm trú;
Hình thức nộp hồ sơ: Bạn có thể nộp hồ sơ bằng một trong các hình thức sau:
– Qua giao dịch điện tử: NLĐ đăng ký nhận mã xác thực và gửi hồ sơ điện từ đến Cổng Thông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc qua Tổ chức I-VAN (nếu đã đăng ký sử dụng dịch vụ I-VAN); trường hợp không chuyển hồ sơ giấy sang định dạng điện tử thì gửi toàn bộ hồ sơ giấy cho cơ quan BHXH qua dịch vụ bưu chính công ích;
– Qua dịch vụ bưu chính công ích;
– Trực tiếp tại cơ quan BHXH.
Bước 2. Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định.
Thời hạn giải quyết: Tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Bước 3. Nhận kết quả theo Giấy hẹn của cơ quan Bảo hiểm xã hội;
Người được ủy quyền sẽ nhận được:
– Hồ sơ giấy tờ liên quan: theo hình thức đã đăng ký (Trực tiếp tại cơ quan BHXH hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc qua giao dịch điện tử);
– Tiền trợ cấp:
+ Trực tiếp tại cơ quan BHXH hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc thông qua tài khoản cá nhân;
+ Trường hợp ủy quyền cho người khác lĩnh thay, thực hiện theo quy định tại thủ tục “ủy quyền lĩnh thay các chế độ BHXH, trợ cấp thất nghiệp” hoặc bản chính Hợp đồng ủy quyền theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm các bài viết khác có liên quan:
Nếu còn vấn đề gì vướng mắc, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến – 1900 6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.
- Cách đơn giản để chuyển nơi hưởng bảo hiểm thất nghiệp
- Những lưu ý khi chuyển nơi nhận trợ cấp thất nghiệp năm 2023
- Quy định pháp luật hiện hành về cách tính bảo hiểm xã hội một lần
- Công ty phải có trách nhiệm gì với người lao động bị tai nạn lao động?
- Thẻ BHYT tự nguyện có thể sử dụng được bao lâu?