Nội dung câu hỏi:
Bà nội tôi là thương binh hạng 1/4 có tỉ lệ thương tật là 85%, Hiện tôi được gia đình ủy quyền cho việc chăm sóc bà, anh chị cho tôi hỏi trường hợp của tôi có được cấp thẻ BHYT không? Cơ sở nào quản lý việc lập danh sách cấp thẻ và mức hưởng khi được cấp thẻ BHYT là bao nhiêu? Xin cảm ơn rất nhiều.
- Cấp thẻ BHYT cho vợ thương binh có mức suy giảm 70%
- Năm 2020 con thương binh suy giảm 81% có được cấp thẻ BHYT?
Luật sư tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể cho bạn như sau:
Người phục vụ thương binh có được cấp thẻ BHYT miễn phí?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 16 Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng
16. Người phục vụ người có công với cách mạng sống ở gia đình, gồm:
a) Người phục vụ Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
b) Người phục vụ thương binh, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
c) Người phục vụ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.”
Như vậy, theo quy định trên dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; Bà nội bạn là thương binh hạng 1/4 có tỉ lệ thương tật là 85%, Hiện bạn được gia đình ủy quyền cho việc chăm sóc bà nên bạn sẽ thuộc đối tượng được ngân sách nhà nước đóng BHYT và cấp thẻ miễn phí.
Về cơ quan lập danh sách cấp thẻ BHYT
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 11. Lập danh sách cấp thẻ bảo hiểm y tế của một số đối tượng
1. Người sử dụng lao động lập danh sách tham gia bảo hiểm y tế của nhóm đối tượng quy định tại Điều 1 Nghị định này.
2. Cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có trách nhiệm lập danh sách tham gia bảo hiểm y tế của các đối tượng thuộc phạm vi quản lý theo quy định tại khoản 15 Điều 3, khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
3. Các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm lập danh sách tham gia bảo hiểm y tế của các đối tượng thuộc phạm vi quản lý quy định tại khoản 1 Điều 1, khoản 13 Điều 3 và Điều 6 Nghị định này và theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
4. Đối với người đã hiến bộ phận cơ thể theo quy định của pháp luật, cơ quan bảo hiểm xã hội căn cứ giấy ra viện do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi người hiến bộ phận cơ thể cấp cho đối tượng này để cấp thẻ bảo hiểm y tế.
5. Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm lập danh sách đối tượng quy định tại Điều 2; các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 16 và 17 Điều 3; khoản 1, 2 và 4 Điều 4 và Điều 5 Nghị định này.
6. Danh sách đối tượng tham gia bảo hiểm y tế được lập theo Mẫu số 2 và Mẫu số 3 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.”
Theo đó, việc lập danh sách cấp thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng người phục vụ thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên thuộc trách nhiệm của Ủy ban nhân dân xã. Do đó, bạn phải liên hệ và nộp hồ sơ tại ủy ban nhân dân xã để yêu cầu cấp thẻ.
Mức hưởng BHYT của đối tượng người phục vụ thương binh
Căn cứ theo quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 14. Mức hưởng bảo hiểm y tế đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 7 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các Điều 26, 27 và 28 của Luật bảo hiểm y tế; khoản 4 và 5 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
g) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác;”
Như vậy, theo quy định trên thì đối tượng bạn là người phục vụ thương binh suy giảm từ 81% trở lên sẽ được cấp thẻ BHYT với mức hưởng là 80% chi phí khi đi đúng tuyến.
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc vui lòng liên hệ đến Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7:1900.6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.
- Con của thương binh hạng 2/4 đã trên 18 tuổi có được cấp thẻ BHYT?
- Con thương binh 3/4 có phải mua thẻ BHYT ở THPT không?
- Trẻ bao nhiêu tuổi thì được hưởng BHYT theo chế độ thân nhân sỹ quan?
- Lập biên bản điều tra tai nạn lao động trước hay hồ sơ giám định sức khỏe trước?
- Khám chữa bệnh trái tuyến không có thẻ BHYT có được thanh toán lại?
- Công ty trừ phép năm vào ngày nghỉ ốm
- Hưởng trợ cấp TNLĐ thì có được hưởng TCTN nữa không?