Người sử dụng lao động có được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội?
Người sử dụng lao động có được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội? Tôi đã làm việc cho công ty được 3 năm và được công ty đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ. Mới đây, công ty thông báo rằng sẽ tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội cho toàn thể người lao động trong công ty. Vậy công ty tôi làm vậy có đúng không? Tôi xin cảm ơn!
- Có phải đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc?
- Thời gian tối đa tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất
- Xử lý bảo hiểm xã hội khi công ty tạm ngừng hoạt động kinh doanh
Tư vấn bảo hiểm xã hội:
Với trường hợp của bạn Tổng đài tư vấn xin trả lời cho bạn như sau:
Căn cứ Điều 83 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì quỹ bảo hiểm xã hội bao gồm những quỹ bảo hiểm sau:
“1. Quỹ ốm đau và thai sản.
2. Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
3. Quỹ hưu trí và tử tuất.“
Theo đó để tiện cho việc chi trả các chế độ khác nhau của bảo hiểm thì bảo hiểm xã hội đã phân chia số tiền đóng thành 3 quỹ khác nhau. Tuy nhiên khi dừng đóng bảo hiểm thì không phải cả 3 quỹ đều được dừng đóng mà phải tuân thủ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 Luật bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
“1. Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất được quy định như sau:
a) Trong trường hợp người sử dụng lao động gặp khó khăn phải tạm dừng sản xuất, kinh doanh dẫn đến việc người lao động và người sử dụng lao động không có khả năng đóng bảo hiểm xã hội thì được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất trong thời gian không quá 12 tháng“.
Như vậy:
Hiện nay pháp luật chỉ cho phép người sử dụng lao động tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất trong thời hạn 12 tháng. Do vậy khi muốn tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội thì người sử dụng lao động vẫn phải đóng vào hai quỹ là quỹ ốm đau, thai sản và quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Bên cạnh đó, Điều 16 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2015 có quy định về các trường hợp và điều kiện được tạm dừng đóng bảo hiểm bắt buộc như sau:
“1. Các trường hợp tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:
a) Tạm dừng sản xuất, kinh doanh từ 01 tháng trở lên do gặp khó khăn khi thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc do khủng hoảng, suy thoái kinh tế hoặc thực hiện chính sách của Nhà nước khi tái cơ cấu nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế;
b) Gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, mất mùa.
2. Điều kiện tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:
Người sử dụng lao động thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này, được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất khi có một trong các điều kiện sau:
a) Không bố trí được việc làm cho người lao động, trong đó số lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội phải tạm thời nghỉ việc từ 50% tổng số lao động có mặt trước khi tạm dừng sản xuất, kinh doanh trở lên;
b) Bị thiệt hại trên 50% tổng giá trị tài sản do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, mất mùa gây ra (không kể giá trị tài sản là đất).
3. Thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:
a) Thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất theo tháng và không quá 12 tháng…“.
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Trong trường hợp của bạn, do bạn không cung cấp cụ thể công ty mình tạm dừng đóng bảo hiểm của quỹ nào nên chúng tôi sẽ tư vấn như sau:
Trường hợp 1: Công ty bạn đáp ứng các quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 16 Nghị định 115/2015/NĐ-CP và chỉ tạm dừng đóng quỹ hưu trí và tử tuất thì việc tạm dừng đóng là đúng quy định. Khi đó công ty vẫn phải có trách nhiệm đóng bảo hiểm vào 2 quỹ còn lại với tỷ lệ sau:
+ 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;
+ 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
Trường hợp 2: Công ty dừng đóng bảo hiểm vào cả 3 quỹ thì công ty làm như thế là trái quy định của pháp luật. Trong trường hợp này, công ty sẽ bị xử phạt hành chính. Và để tìm hiểu cụ thể, bạn vui lòng tìm hiểu qua bài viết sau: Công ty không đóng bảo hiểm cho người lao động bị phạt như thế nào?
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tại bài viết:
Thủ tục tạm ngừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Tỷ lệ đóng bảo hiểm của người lao động năm 2018
Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Không có sổ tạm trú có được nộp hồ sơ hưởng BHTN tại nơi đang ở không
- Không còn ghi tên cha mẹ trên thẻ BHYT của trẻ dưới 6 tuổi
- Thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT thì giải quyết thế nào?
- Không thông báo 2 tháng có bị chấm dứt trợ cấp thất nghiệp không?
- Bị tai nạn trên đường từ nhà đến chỗ làm thì cần giấy tờ gì để giải quyết TNLĐ?