Người tham gia kháng chiến nào phải chuyển mã quyền lợi sang số 4?
Xin chào tổng đài tư vấn! Cho tôi hỏi về vấn đề theo quy định mới thì người tham gia kháng chiến nào sẽ phải chuyển mã quyền lợi sang số 4? Mong tổng đài tư vấn giúp tôi, tôi xin cảm ơn!
- Chuyển đổi mã quyền lợi BHYT từ KC2 sang KC4 theo quy định mới
- Thay đổi mức hưởng BHYT của người làm nghĩa vụ quốc tế tại Campuchia
- Đổi mã quyền lợi trên thẻ BHYT cho người tham gia chiến đấu ở Campuchia
Tư vấn bảo hiểm y tế:
Cảm ơn bác đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Về vấn đề người tham gia kháng chiến phải chuyển mã quyền lợi sang số 4; chúng tôi xin trả lời như sau:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 5 Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:
“Điều 3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng
5. Người tham gia kháng chiến và bảo vệ Tổ quốc, gồm:
a) Người tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã được hưởng trợ cấp theo một trong các văn bản sau:
– Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước;
– Quyết định số 188/2007/QĐ-TTg ngày 06 tháng 12 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước;
– Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương;
b) Người đã được hưởng trợ cấp theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg nhưng không phải là cựu chiến binh tại khoản 4 Điều này;
c) Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương đã được hưởng trợ cấp theo Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương;
d) Thanh niên xung phong đã được hưởng trợ cấp theo Quyết định số 170/2008/QĐ-TTg ngày 18 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ bảo hiểm y tế và trợ cấp mai táng phí đối với thanh niên xung phong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg ngày 27 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến và Nghị định số 112/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định về chế độ, chính sách đối với thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam tham gia kháng chiến giai đoạn 1965 – 1975;
đ) Dân công hỏa tuyến tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế đã được hưởng trợ cấp theo Quyết định số 49/2015/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về một số chế độ, chính sách đối với dân công hỏa tuyến tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế.”
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP thì:
“Điều 14. Mức hưởng bảo hiểm y tế đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 7 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các Điều 26, 27 và 28 của Luật bảo hiểm y tế; khoản 4 và 5 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
g) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác;”
Như vậy
Theo quy định của Nghị định 146/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/12/2018 thì những người tham gia kháng chiến sau đây sẽ phải chuyển mã quyền lợi sang số 4 tức là chỉ được hưởng 80% chi phí KCB thay vì 100% như trước đây, bao gồm:
– Người tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã được hưởng trợ cấp theo một trong các văn bản: Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg; Quyết định số 188/2007/QĐ-TTg; Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg;
– Người đã được hưởng trợ cấp theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg nhưng không phải là cựu chiến binh theo Khoản 4 Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP;
Hỗ trợ tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
– Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương đã được hưởng trợ cấp theo Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg;
– Thanh niên xung phong đã được hưởng trợ cấp theo Quyết định số 170/2008/QĐ-TTg;
– Dân công hỏa tuyến tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế đã được hưởng trợ cấp theo Quyết định số 49/2015/QĐ-TTg;
Kết luận:
Theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/12/2018 thì các trường hợp nêu trên sẽ phải chuyển mã quyền lợi sang số 4.
Trên đây là bài viết về vấn đề người tham gia kháng chiến phải chuyển mã quyền lợi sang số 4. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết sau:
Người có công với cách mạng được miễn phí tiền khám chữa bệnh không?
Chế độ BHYT đối với người phục vụ người có công với cách mạng
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Mức hưởng tối đa của đối tượng K1 khi đi KCB là bao nhiêu?
- Đi khám tại 2 bệnh viện cùng 1 ngày có được hưởng ốm đau cả hai nơi?
- Công ty phải chịu trách nhiệm khi không đóng đủ BHXH cho NLĐ không?
- Trễ hẹn đến nhận quyết định về việc hưởng TCTN thì giải quyết thế nào?
- Thủ tục hoàn lại tiền đóng BHXH tự nguyện năm 2023