Nhập viện đi vào phòng cấp cứu có được coi là đi trái tuyến không?
Gia đình tôi có một cháu nhỏ được cấp thẻ BHYT miễn phí từ lúc sinh ra. Ngày 4/3 gia đình có đưa cháu đi cấp cứu tại bệnh viện Nhi Hà Nội và đang nằm điều trị cho đến nay. Nhưng khi gia đình xuất trình thẻ BHYT thì bệnh viện nói đi trái tuyến nên không được 100%.
Cho tôi hỏi con tôi nhập viện vào phòng cấp cứu mà sao lại bảo là đi trái tuyến? Tôi có xin giấy chuyển tuyến cho cháu từ bệnh viện ghi trên thẻ thì BV Nhi từ chối nhận giấy với lý do giấy chuyển tuyến cấp ngày 6/3 sau khi nhập viện nên không được nhận. CHo tôi hỏi tôi có giấy chuyển tuyến mà không nhận cho tôi, BV có tính ăn chặn tiền của dân như vậy có được không?
- Cấp cứu tại bệnh viện trái tuyến tỉnh được hưởng BHYT như thế nào?
- Mổ cấp cứu trái tuyến có được hưởng bảo hiểm y tế không?
- Điều trị sau cấp cứu tại bệnh viện trái tuyến có được chi trả bảo hiểm y tế?
Tư vấn bảo hiểm y tế:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Về vấn đề nhập viện đi vào phòng cấp cứu có được coi là đi trái tuyến không; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ Điểm a khoản 4 Điều 11 Thông tư 40/2015/TT-BYT quy định:
“Điều 11. Các trường hợp được xác định là đúng tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
4. Trường hợp cấp cứu:
a) Người bệnh được cấp cứu tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào. Bác sĩ hoặc y sĩ tiếp nhận người bệnh đánh giá, xác định tình trạng cấp cứu và ghi vào hồ sơ, bệnh án.”
Như vậy, theo quy định trên thì trường hợp cấp cứu cần phải có xác nhận của bác sĩ và ghi vào hồ sơ; bệnh án thì mới được xác định là trường hợp đúng tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. Trong trường hợp của bạn, con bạn nhập viện vào phòng cấp cứu tại bệnh viện Nhi Trung ương. Do bạn không cung cấp cụ thể là trường hợp con của bạn có được bác sĩ xác nhận là cấp cứu hay không; cho nên có 2 trường hợp xảy ra:
– Trường hợp 1: Bạn được bác sĩ xác nhận là tình trạng cấp cứu
Khi được xác định là tình trạng cấp cứu thì con bạn sẽ được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh của theo đối tượng tham gia bảo hiểm của con bạn.
– Trường hợp 2: Bác sĩ không xác nhận là cấp cứu
Trong trường hợp này con bạn thuộc trường hợp khám trái tuyến tỉnh và hưởng 60% chi phí khám chữa bệnh của giá trị thẻ bảo hiểm theo điểm b, Khoản 3, Điều 22 theo Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung 2014.
Dịch vụ tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
Bên cạnh đó, căn cứ Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, nếu trường hợp con bạn được bác sĩ xác nhận là thuộc trường hợp cấp cứu thì bạn phải xuất trình các giấy tờ theo quy định trước khi ra viện. Trong trường hợp chuyển tuyến thì phải xuất trình thẻ BHYT cùng giấy chuyển tuyến tại thời điểm nhập viện mới được coi là hợp lệ. Con của bạn nhập viện ngày 4/3 mà giấy chuyển tuyến cấp ngày 6/3 thì bệnh viện từ chối là đúng.
Trên đây là bài viết về vấn đề Nhập viện đi vào phòng cấp cứu có được coi là đi trái tuyến không? Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Mức hưởng BHYT đối với trẻ em khi đi khám chữa bệnh trái tuyến trung ương
Không mang thẻ BHYT khi cấp cứu có được BHYT chi trả không?
Nếu còn vướng mắc về nhập viện đi vào phòng cấp cứu có được coi là đi trái tuyến không; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Đóng thiếu 5 tháng mới đủ 20 năm BHXH thì làm thế nào để được về hưu?
- Bị bệnh nghề nghiệp thì công ty trả tiền bồi thường hay trợ cấp
- Người lao động không muốn đóng bảo hiểm xã hội có được không?
- Thủ tục thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu như thế nào?
- Thu hồi trợ cấp thất nghiệp khi đã hưởng lương hưu mà không khai báo