Những điểm mới trong chế độ ốm đau theo dự thảo Luật BHXH
Hiện nay Quốc hội đang trong quá trình lấy ý kiến sửa đổi Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 và dự kiến sẽ áp dụng vào ngày 01/01/2025. Theo đó, rất nhiều chính sách bảo hiểm có liên quan sẽ thay đổi trong đó phải kể đến chế độ ốm đau. Trong bài viết này sẽ chỉ ra những điểm mới mà dự thảo Luật bảo hiểm xã hội năm 2025 sẽ thay đổi so với Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, cụ thể:
- Không đóng Bảo hiểm vẫn được nhận trợ cấp hưu trí xã hội từ 2025
- Thực hư việc chỉ được rút 8% Bảo hiểm xã hội một lần
- Hướng dẫn cách xử lý khi NLĐ mượn hồ sơ của người khác đi làm
Tư vấn bảo hiểm xã hội:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến tới Tổng đài tư vấn. Câu hỏi của bạn được về: Những điểm mới trong chế độ ốm đau theo dự thảo Luật BHXH; chúng tôi tư vấn như sau:
Thứ nhất: Thay đổi về thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau dài ngày theo Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày của Bộ y tế;
Luật bảo hiểm xã hội 2014 hiện hành quy định thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau dài ngày của người lao động là 180 ngày. Nếu đã nghỉ hết 180 ngày thì sẽ được tiếp tục nghỉ thêm hưởng chế độ ốm đau theo thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội với mức hưởng thấp hơn là 50% – 55% – 65%. Tuy nhiên, đến dự thảo luật bảo hiểm xã hội năm 2023 thì không còn quy định về thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau dài ngày như trước mà thay vào đó thì: Khi Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau (đối với trường hợp điều trị bệnh thông thường, ngắn ngày) mà vẫn tiếp tục điều trị thì người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn.
Như vậy, chính sự thay đổi về thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với những người mắc bệnh thuộc danh mục cần chữa trị dài ngày dẫn đến mức hưởng chế độ ốm đau của người lao động bị ảnh hưởng. Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì cho những trường hợp điều trị bệnh dài ngày được 180 ngày hưởng mức lương ốm đau là 75%, nhưng đến dự thảo luật bảo hiểm xã hội 2025 thì chỉ được 30 ngày – 70 ngày hưởng ốm đau theo mức 75% sau đó số ngày điều trị bệnh dài ngày vượt thời gian nêu trên chỉ được tính hưởng với mức thấp hơn là 50% 55% hoặc 65%. Điều này đang bất lợi hơn cho người lao động tham gia bảo hiểm.
Thứ hai: Bổ sung thêm mức hưởng chế độ ốm đau cho nửa ngày làm việc:
Căn cứ Khoản 4 và Khoản 5 Điều 49 Dự thảo Luật bảo hiểm xã hội năm 2025 quy định về mức hưởng chế độ ốm đau như sau:
“Điều 49. Mức hưởng chế độ ốm đau
4. Mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày được tính bằng mức trợ cấp ốm đau theo tháng chia cho 24 ngày.
5. Mức hưởng trợ cấp ốm đau nửa ngày được tính bằng một phần hai mức trợ cấp ốm đau một ngày.
Khi tính mức hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau không trọn ngày thì trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ dưới nửa ngày được tính là nửa ngày; từ nửa ngày trở lên được tính là một ngày.”
Nếu như Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 trước đó chỉ quy định về mức hưởng chế độ ốm đau theo ngày làm việc thì dự thảo luật bảo hiểm xã hội mới đã đưa việc tính hưởng chế độ ốm đau trong trường hợp nghỉ ốm 1/2 ngày. Điều này đã giải quyết được thực trạng khi người lao động chỉ xin nghỉ việc nửa ngày để đi khám chữa bệnh và nửa ngày còn lại vẫn đi làm bình thường.
Mức hưởng trợ cấp ốm đau nửa ngày được tính bằng một phần hai mức trợ cấp ốm đau một ngày. Khi tính mức hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau không trọn ngày thì trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ dưới nửa ngày được tính là nửa ngày; từ nửa ngày trở lên được tính là một ngày
Thứ ba: Mức hưởng chế độ dưỡng sức không còn được xác định trên mức lương cơ sở mà được xác định cụ thể là 540.000 đồng/ngày. Cụ thể:
Căn cứ Khoản 3 Điều 50 Dự thảo Luật bảo hiểm xã hội năm 2025 quy định về mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau như sau:
“Điều 50. Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau khi ốm đau
3. Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau một ngày bằng 540.000 đồng.
Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau một ngày được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng theo quy định của Chính phủ.”
Theo quy định trên, mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau được xác định cố định là 540.000 đồng/ngày mà không tính theo 30% mức lương cơ sở như Khoản 3 Điều 29 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 trước đó.
Về bản chất, 540.000 đồng/ngày cũng được tính theo 30% mức lương cơ sở áp dụng từ 01/07/2023 (30% * 1.800.000 đồng = 540.000 đồng/ngày). Tuy nhiên, nếu khoản 3 Điều 50 nêu trên tính tiền dưỡng sức căn cứ vào lương cơ sở thì mỗi năm khi lương cơ sở được điều chỉnh tăng thì mặc nhiên tiền dưỡng sức/ngày cũng sẽ tăng theo nhưng khi để theo số tiền cố định là 540.000 đồng/ngày thì sẽ không được tăng khi lương cơ sở tăng.
Bên cạnh đó, đoạn dưới có quy định về việc mức hưởng tiền dưỡng sức tính trên 01 ngày được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng theo quy định của Chính phủ. Điều này có nghĩa là mức hưởng dưỡng sức có được điều chỉnh tăng theo năm nhưng sẽ điều chỉnh giống như hệ số trượt giá tính tiền BHXH 1 lần. Mà cách điều chỉnh này đang bất lợi hơn so với Luật Bảo hiểm xã hội 2014 trước đây.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau: Hướng dẫn làm chế độ ốm đau trên Phần mềm Bảo hiểm Việt Nam
Nếu còn vướng mắc về: Chế độ ốm đau; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được gặp các chuyên viên tư vấn.