19006172

NLĐ đi KCB trong thời gian chờ cấp thẻ BHYT năm 2023

NLĐ đi KCB trong thời gian chờ cấp thẻ BHYT năm 2023

Tôi đi làm ở công ty ở Bình Dương và hưởng BHYT theo đối tượng doanh nghiệp, tôi bị mất thẻ BHYT thì bây giờ có cách nào để tra lại số thẻ BHYT của tôi không? Liệu có thể tra số thẻ BHYT bằng mã thẻ của bảo hiểm xã hội không? Công ty bảo tôi làm thủ tục cấp thẻ BHYT vậy trong thời gian đi khám bệnh tôi có được hưởng quyền lợi BHYT không?



KCB trong thời gian chờ cấp thẻ BHYT

Dịch vụ tư vấn bảo hiểm y tế qua tổng đài 19006172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, cách tra cứu mã thẻ BHXH để xác định mã thẻ BHYT

Bước 1: Truy cập vào link: https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/Pages/tra-cuu-ho-gia-dinh.aspx

Bước 2: Thực hiện tra cứu thông tin người tham gia theo các chỉ tiêu thông tin:

– Tỉnh/ Thành Phố: Căn cứ theo địa chỉ Khai sinh/ Hộ khẩu thường trú/ hộ khẩu tạm trú nơi kê khai thông tin;

– Họ và tên người tham gia;

– Ngày/ tháng/ năm sinh;

– Số CMTND;

Bước 3: Bạn tích vào ô tôi không phải là người máy.

Bước 4: Bấm tra cứu.

Như vậy, khi bạn thực hiện các bước trên bạn sẽ nhận được thông tin về mã số BHXH của bạn từ đó làm căn cứ xác định mã thẻ BHYT. Lưu ý là: mã số mà bạn tra cứu được là mã Bảo hiểm xã hội của bạn, đây chính là 10 số cuối trên thẻ Bảo hiểm y tế. Bạn sẽ ghép mã bảo hiểm y tế như sau:

Căn cứ tại Điều 2 Quyết định 1351/QĐ-BHXH quy định về cấu trúc mã thẻ như sau:

Mã thẻ BHYT gồm 15 ký tự, được chia thành 04 ô.

XX

X

XX

XXXXXXXXXX

– Hai ký tự đầu (ô thứ 1): được ký hiệu bằng chữ, là mã đối tượng tham gia BHYT. Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT khác nhau thì mã đối tượng ghi trên thẻ BHYT là mã đối tượng đóng BHYT được xác định đầu tiên.

–  Ký tự tiếp theo (ô thứ 2): được ký hiệu bằng số (theo số thứ tự từ 1 đến 5) là mức hưởng BHYT. Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT thì mức hưởng BHYT ghi trên thẻ BHYT là mức hưởng của đối tượng có quyền lợi cao nhất.

– Hai ký tự tiếp theo (ô thứ 3): được ký hiệu bằng số (từ 01 đến 99) là mã tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi phát hành thẻ BHYT.

– Mười ký tự cuối (ô thứ 4): là số định danh cá nhân của người tham gia BHXH, BHYT.

Như vậy, theo quy định trên và đối chiếu với trường hợp của bạn thì mã thẻ BHYT của bạn như sau:

– Hai kí tự đầu (ô thứ nhất): bạn làm ở doanh nghiệp nên được kí hiệu là DN

– Kí hiệu tiếp theo (ô thứ hai): bạn làm ở doanh nghiệp, do đó mức hưởng cao nhất là 80%. Nên ô thứ hai được kí hiệu là số 4

– Hai kí hiệu tiếp theo (ô thứ ba): bạn đang ở Bình Dương, do đó mã tỉnh là 74. Nên ô thứ 3 được kí hiệu là 74

– Mười ký tự cuối (ô thứ 4): là số định danh cá nhân của người tham gia BHXH, BHYT và cũng là mã số BHXH của bạn.

Do đó, mã thẻ BHYT của bạn sẽ là:

DN

4

74

XXXXXXXXXX

Thứ hai, NLĐ đi KCB trong thời gian chờ cấp thẻ BHYT

Căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:

“Điều 15. Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế

3. Người tham gia bảo hiểm y tế trong thời gian chờ cấp lại thẻ, đổi thẻ bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình giấy hẹn cấp lại thẻ, đổi thẻ bảo hiểm y tế do cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức, cá nhân được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền tiếp nhận hồ sơ cấp lại thẻ, đổi thẻ cấp theo Mẫu số 4 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và một loại giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó.”

Như vậy, người tham gia BHYT trong thời gian cấp lại thẻ BHYT có thể sử dụng giấy hẹn cấp lại thẻ, đổi thẻ bảo hiểm y tế do cơ quan bảo hiểm xã hội cấp và một loại giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó.

Đối chiếu với trường hợp của bạn đang trong thời gian chờ cấp lại thẻ bảo hiểm y tế khi bị mất thẻ. Mà bạn muốn đi khám chữa bệnh thì để đảm bảo quyền lợi bảo hiểm y tế thì khi đi khám bệnh, chữa bệnh, bạn cần mang theo:

– Giấy hẹn cấp lại thẻ do cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp theo mẫu số 4 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.

– Giấy tờ chứng minh nhân thân có ảnh.

Lưu ý: Hiện nay Bảo hiểm xã hội đã triển khai việc sử dụng thẻ Bảo hiểm y tế điện tử trên app VssID. Do đó, nếu bạn có cài ứng dụng VssID thì bạn có thể sử dụng thẻ BHYT điện tử mà không cần phải chờ cấp thẻ Bảo hiểm y tế giấy.

Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.

Quy định về cấp lại thẻ bảo hiểm y tế do bị mất và người đi xin cấp lại

Thủ tục khám bệnh trong thời gian chờ cấp lại thẻ BHYT

luatannam