Nộp hồ sơ hưởng BHTN ở địa phương khác nơi đã đóng bảo hiểm?
Nộp hồ sơ hưởng BHTN ở địa phương khác nơi đã đóng bảo hiểm được không? Tổng đài cho em hỏi em làm công ty ở Bình Định mà giờ nghỉ rồi và đã có số bảo hiểm. Làm ơn chỉ em đăng kí bảo hiểm thất nghiệp ở đâu đây tổng đài. Em đang ở Sài Gòn thì nộp hồ sơ ở Sài Gòn được không? Địa chỉ thất nghiệp ở Sài Gòn có những chỗ nào vậy ạ? Em có cần giấy giới thiệu ở Bình Định gửi vào không? Nếu em đang hưởng ở Sài Gòn sau này lại muốn về quê nhận tiếp thất nghiệp thì có được không ạ?
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Về việc nộp hồ sơ hưởng BHTN ở địa phương khác nơi đã đóng bảo hiểm; chúng tôi xin trả lời như sau:
Thứ nhất, về Nộp hồ sơ hưởng BHTN ở địa phương khác nơi đã đóng bảo hiểm?
Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Nghị định 28/2015 NĐ-CP về nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:
“1. Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc; người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp; phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp; theo đúng quy định tại Điều 16 của Nghị định này cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.”
Theo quy định trên, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp thì có thể nộp hồ sơ tại trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.
Như vậy, dẫn chiếu đến trường hợp của bạn, bạn làm việc cho một công ty ở Bình Định và bạn đã nghỉ việc. Hiện tại, bạn đang sống ở Sài Gòn. Do đó, bạn có thể nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm ở Sài Gòn gần nơi bạn đang sống nhất để thuận tiện cho việc đi lại. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Thời gian và thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp
Thứ hai, địa chỉ nộp hồ sơ hưởng TCTN ở Sài Gòn
Sau đây là một số địa chỉ trung tâm dịch vụ việc làm ở Sài Gòn:
Địa chỉ trụ sở chính: 153 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 17, quận Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh
- Chi nhánh BHTN Quận 12
Địa chỉ: 802 Nguyễn Văn Quá, phường Đông Hưng Thuận, Quận 12
Điện thoại liên hệ: 0283.7153288 – Trưởng chi nhánh: Võ Văn Năm. - Chi nhánh BHTN Quận Thủ Đức(Tạm ngưng hoạt động)
Địa chỉ: 153 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 17, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 38969021 – Phụ trách chi nhánh: . - Chi nhánh BHTN Quận 6
Địa chỉ: 743/34 đường Hồ Bàng, Phường 6, Quận 6 - Điện thoại: (028) 39600050 – Truởng chi nhánh: Trần Nguyễn Bích Huyền.
- Chi nhánh BHTN Quận 4
Địa chỉ: 249 Tôn Đản, Phường 15, Quận 4
Điện thoại: (028) 39415841 – Trưởng chi nhánh: Cao Ngọc Phong - Chi nhánh BHTN Quận Tân Bình
Địa chỉ: 456 Trường Chinh, Phường 13, Quận Tân Bình.
Điên thoại: (028)38426154 – Truởng chi nhánh: Nguyễn Thái Anh Đức. - Chi nhánh BHTN Quận 9
Địa chỉ: Đường 9, Phường Phước Bình, Quận 9.
Điện thoại: (028) 37431373 – Trưởng chi nhánh: Nguyễn Thị Thủy - Chi nhánh BHTN Huyện Củ Chi
Địa chỉ: 108 Đường 458,Ấp Thạnh An,Xã Trung An, Huyện Củ Chi
Điện thoại: (028) 37975424, 38928259 – Trưởng chi nhánh: Nguyễn Phi Hùng
Thứ ba, về hồ sơ hưởng TCTN
Căn cứ theo Điều 16 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP và Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP thì bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
1. Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp (theo mẫu của BLĐ – TBXH quy định)
2. Các giấy tờ liên quan đến việc chấm dứt lao động như:
– Quyết định thôi việc
– Quyết định sa thải
– Quyết định kỷ luật buộc thôi việc
– Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc
– Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
– Xác nhận của người sử dụng lao động trong đó có nội dung cụ thể về thông tin của người lao động; loại hợp đồng lao động đã ký; lý do, thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động;
– Xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc doanh nghiệp hoặc hợp tác xã giải thể, phá sản hoặc quyết định bãi nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với các chức danh được bổ nhiệm trong trường hợp người lao động là người quản lý doanh nghiệp, quản lý hợp tác xã;
– Trường hợp người lao động không có các giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động do đơn vị sử dụng lao động không có người đại diện theo pháp luật và người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền
3. Sổ bảo hiểm xã hội.
Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị thêm chứng minh thư (bản chính) khi nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp. Bên cạnh đó, bạn không cần phải xin giấy giới thiệu từ Bình Định gửi vào để hưởng TCTN.
Luật sư tư vấn Bảo hiểm thất nghiệp trực tuyến 1900 6172
Thứ tư, về chuyển nơi hưởng TCTN
Căn cứ Khoản 1 Điều 22 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 22. Chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Người lao động đã hưởng ít nhất 01 tháng trợ cấp thất nghiệp theo quy định mà có nhu cầu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp đến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác thì phải làm đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định và gửi trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.”
Như vậy, dẫn chiếu đến trường hợp của bạn, bạn phải hưởng trợ cấp thất nghiệp ở Sài Gòn ít nhất 1 tháng sau đó thì bạn mới có thể chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp về quê.
Trên đây là bài viết về vấn đề Nộp hồ sơ hưởng BHTN ở địa phương khác nơi đã đóng bảo hiểm? Bạn có thể tham khảo bài viết: Có phải nộp lại thẻ BHYT khi chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp
Nếu còn vướng mắc về Nộp hồ sơ hưởng BHTN ở địa phương khác nơi đã đóng bảo hiểm; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn Online 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
->Sau bao lâu được nhận tiền của tháng thất nghiệp đầu tiên?
- Đóng bảo hiểm y tế tại công ty sau bao nhiêu lâu sẽ được cấp thẻ?
- Khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi có cần ảnh kèm theo thẻ BHYT không?
- Chồng nhận 2 tháng lương cơ sở khi vợ sinh cần điều kiện gì?
- Có phải đóng bảo hiểm thất nghiệp khi người lao động đang thử việc?
- Những trường hợp thẻ bảo hiểm y tế không còn giá trị sử dụng