NSDLĐ không báo tăng thì LĐ có được nghỉ dưỡng sức không?
NSDLĐ không báo tăng thì LĐ có được nghỉ dưỡng sức không? Tôi có một bạn nhân viên đi làm thai sản vào cuối tháng 9, giờ bạn ấy muốn nghỉ chế độ dưỡng sức thì tôi có cần phải báo tăng lao động không? Nếu công ty tôi không báo tăng lao động thì bạn đó có được hưởng chế độ dưỡng sức không? Bạn ấy nghỉ dưỡng sức vào đầu tháng 10 nhưng đến tháng 12 tôi mới báo tăng thì công ty tôi có bị xử phạt gì không?
- Cách tính tiền nghỉ dưỡng sức sau sinh phải phẫu thuật năm 2020
- Có cần nộp chứng từ đính kèm mẫu 01B-HSB để hưởng dưỡng sức sau sinh?
Tư vấn Chế độ thai sản trực tuyến qua tổng đài 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, NSDLĐ không báo tăng thì LĐ có được nghỉ dưỡng sức không?
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 41 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau:
“Điều 41. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản
1. Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày.
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước”.
Như vậy, pháp luật không quy định về thời điểm báo tăng khi NLĐ hết thời gian nghỉ thai sản nhưng thường thì sẽ không được vượt quá 30 ngày khi NLĐ quay trở lại làm việc. Tuy nhiên, khi người lao động đi làm lại và được đóng BHXH thì tháng đó công ty phải báo tăng cho họ. Ngoài ra, nếu NLĐ muốn hưởng dưỡng sức sau sinh thì NLĐ phải quay trở lại làm việc, đơn vị làm thủ tục báo tăng và tháng đó có đóng BHXH thì bạn mới có thể đủ điều kiện để được chi trả tiền dưỡng sức.
Thứ hai, có bị truy thu khi báo tăng lao động chậm so với quy định không?
Căn cứ tại Khoản 1 Điều 37 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định về vấn đề báo tăng muộn như sau:
“Điều 37. Tính lãi chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN
1. Đơn vị chậm đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN từ 30 ngày trở lên thì phải đóng số tiền lãi tính trên số tiền BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN chưa đóng.”
Bên cạnh đó, căn cứ tại Điều 38 Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định về mức xử phạt hành chính như sau:
“Điều 38. Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp
4. Phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau:
a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;.”
7. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp phải đóng đối với các hành vi vi phạm quy định tại các khoản 4, 5,6 Điều này;
b) Buộc nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng, không đóng, trốn đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng,…”
Như vậy, nếu quá thời hạn 30 ngày mà NSDLĐ không báo tăng thì công ty sẽ bị xử phạt như sau:
- Phạt từ 12% đến 15% số tiền phải đóng BHXH
- Truy thu số tiền đóng BHXH bắt buộc
- Buộc nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền và thời gian chậm đóng.
Trên đây là giải đáp của chúng tôi về vấn đề: NSDLĐ không báo tăng thì LĐ có được nghỉ dưỡng sức không?
Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
Hưởng tiền dưỡng sức sau sinh con được quy định như thế nào?
Trợ cấp nghỉ dưỡng sức sau sinh được tính dựa trên mức lương nào?