Ốm đau ngắn ngày có được hưởng bảo hiểm y tế miễn phí không
Xin chào Tổng đài tư vấn, cho tôi hỏi ốm đau ngắn ngày có được hưởng bảo hiểm y tế miễn phí. Tôi đang làm việc ở 1 công ty tư nhân và được đóng bảo hiểm xã hội 5 năm nay. Tuy nhiên do tai nạn rủi ro nên tôi phải nằm viện 20 ngày và 5 ngày điều trị thêm. Vậy trong những ngày tôi phải điều trị ở viện và ở nhà thì tôi có được bên BHXH cho sử dụng BHYT miễn phí không ạ? Xin cảm ơn.
- Nghỉ hưởng chế độ ốm đau dài ngày có phải đóng BHXH, BHYT?
- Đóng BHYT trong thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau
- Nghỉ ốm đau có phải đóng bảo hiểm y tế
Tư vấn bảo hiểm y tế:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Với vấn đề ốm đau ngắn ngày có được hưởng bảo hiểm y tế miễn phí không; Tổng đài tư vấn xin trả lời cho bạn như sau:
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:
“Điều 7. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế
1. Mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng của các đối tượng được quy định như sau:
– Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì không phải đóng bảo hiểm y tế nhưng vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế;”
Ngoài ra, khoản 5 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định:
“5. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.”
Như vậy, trong thời gian người lao động đang hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên; thì công ty và người lao động không phải tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Nhưng vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế khi khám chữa bệnh.
Về mức hưởng bảo hiểm y tế
Căn cứ theo khoản 1 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung năm 2014 quy định về mức hưởng bảo hiểm y tế:
” 1.Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
đ) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác”
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 3 Điều 22 Luật BHYT sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định về mức hưởng bảo hiểm y tế khi đi khám, chữa bệnh trái tuyến như sau:
Thứ nhất, tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
Thứ hai, tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; Bắt đầu từ ngày 01/01/2021 bạn có thể điều trị nội trú trái tuyến tỉnh mà vẫn được hưởng 100% quyền lợi BHYT.
Thứ ba, tại bệnh viện tuyến huyện là 100% chi phí khám bệnh.
Luật sư tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
Kết luận:
Theo quy định của pháp luật hiện hành, thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau thì công ty và người lao động sẽ không phải tham gia BHYT. Nhưng người lao động vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế khi khám chữa bệnh. Do đó, mức hưởng của bạn là 80% khi đi khám, chữa bệnh đúng tuyến và tại các bệnh viện trái tuyến huyện. Bệnh viện trái tuyến tỉnh bạn được hưởng 48% chi phí và bệnh viện trái tuyến trung ương là 32% chi phí khi điều trị nội trú.
Bắt đầu từ ngày 01/01/2021 bạn có thể điều trị nội trú trái tuyến tỉnh mà vẫn được hưởng 100% quyền lợi BHYT.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo những bài viết liên quan:
Quyền lợi bảo hiểm y tế cho người lao động
Báo giảm lao động do ốm đau nhiều ngày
Trong quá trình giải quyết nếu còn vấn đề gì thắc mắc về ốm đau ngắn ngày có được hưởng bảo hiểm y tế miễn phí; vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Thay băng vết thương có nằm trong danh mục được BHYT thanh toán không?
- Mổ mắt điều trị cận thị có được hưởng bảo hiểm y tế không?
- Thủ tục đổi thẻ bảo hiểm y tế khi tên không đúng với CMND?
- BHYT chi trả 48% chi phí khám chữa bệnh trái tuyến tỉnh là đúng hay sai?
- Không thông báo tìm kiếm việc làm trong những trường hợp nào?