Nội dung câu hỏi:
Xin chào Tổng đài tư vấn, cho tôi hỏi phải làm sao để xin cấp lại giấy ra viện khi làm mất. Tôi làm mất giấy ra viện. Vậy cho hỏi bên bệnh viện có cấp lại giấy ra viện không? Xin cảm ơn
- Tiền hưởng chế độ ốm đau có bao gồm tiền phụ cấp không
- Thời gian nghỉ chế độ ốm đau tối đa ở nơi có hệ số khu vực 0,7
- Nghỉ ốm đau trên 14 ngày có phải đóng bảo hiểm không?
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty Tổng đài tư vấn. Đối với câu hỏi về phải làm sao để xin cấp lại giấy ra viện khi làm mất; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Thẩm quyền cấp giấy ra viện
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định về cấp giấy ra viện như sau:
“Điều 15. Cấp giấy ra viện
1. Thẩm quyền cấp giấy ra viện: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh có phạm vi hoạt động chuyên môn được phép điều trị nội trú.”
Như vậy thẩm quyền cấp giấy ra viện là các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh có phạm vi hoạt động chuyên môn được phép điều trị nội trú.
Có được cấp lại giấy ra viện khi làm mất không?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 26 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định:
“5. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đã cấp giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội có trách nhiệm:
a) Cấp lại giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội trong các trường hợp sau đây:
– Bị mất, bị hỏng;
– Người ký các giấy chứng nhận không đúng thẩm quyền;
– Việc đóng dấu trên các giấy chứng nhận không đúng quy định;
– Có sai sót về thông tin được ghi trên giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
Trường hợp cấp lại phải đóng dấu “Cấp lại” trên giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.”
Theo quy định trên thì trong trường hợp giấy ra viện bị mất sẽ được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đã cấp giấy ra viện cấp lại theo quy định. Trường hợp cấp lại phải đóng dấu “Cấp lại” trên giấy ra viện.
Dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; bạn làm mất giấy ra viện thì bạn có thể xin cấp lại. Bệnh viện nơi đã cấp giấy ra viện cho bạn có trách nhiệm cấp lại trong trường hợp bị mất theo quy định.
Phải làm sao để xin cấp lại giấy ra viện khi làm mất
Để xin cấp lại giấy ra viện khi làm mất, người bệnh cần thực hiện theo những bước sau đây:
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
– Đơn xin cấp lại giấy ra viện.
– Giấy tờ tùy thân có ảnh như: căn cước công dân, hộ chiếu…
Bước 2. Người bệnh nộp hồ sơ cho bộ phận tiếp dân của Phòng Kế hoạch tổng hợp tại cơ sở khám, chữa bệnh nơi đã điều trị cho mình.
Bước 3. Người bệnh nộp phí xin cấp lại giấy ra viện từ 50.000 đồng tới 100.000 đồng.
Bước 4. Bệnh viện viết giấy hẹn trả kết quả và trao giấy hẹn cho bệnh nhân.
Bước 5. đúng ngày hẹn, người bệnh tới để nhận giấy ra viện bản cấp lại.
Trên thực tế, thời gian xin cấp lại giấy ra viện khi làm mất từ khoảng 2 tới 3 ngày làm việc kể từ ngày người bệnh có yêu cầu xin cấp lại nộp hồ sơ cho bệnh viện.
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết:
- Giấy ra viện lần hai có được giải quyết chế độ ốm đau không
- Hướng dẫn cách ghi giấy ra viện mới nhất năm 2018
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì thắc mắc về phải làm sao để xin cấp lại giấy ra viện khi làm mất; vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn trực tiếp.