Phải làm thủ tục gộp sổ bảo hiểm như thế nào khi đi làm ở 2 công ty?
Mọi người cho em hỏi với ạ. Lúc trước em có làm ở Bắc Giang hơn 1 tháng thì nghỉ, rồi em xuống Hà Nội làm 2 năm ở công ty mới ở Hà Nội thì em không biết công ty cũ ở Bắc Giang đã làm sổ bảo hiểm cho em nên xuống công ty mới ở Hà Nội thì công ty làm sổ mới cho em. Giờ em về Nghệ An rồi ra bảo hiểm xã hội huyện để làm giấy tờ nhận tiền bảo hiểm xã hội 1 lần thì họ tra chứng minh nhân dân ra em có 2 sổ. Họ bảo em ra Bắc Giang lấy sổ rồi gộp lại thì họ mới làm bảo hiểm xã hội 1 lần. Vậy giờ cho em hỏi, em ra Bắc Giang lấy sổ ở đâu ạ? Nếu gộp thì gộp sổ ở BHXH tỉnh Bắc Giang luôn hay cầm sổ về huyện mình để gộp ạ? Và em phải làm thủ tục gộp sổ bảo hiểm thế nào?
Tổng đài tư vấn Bảo hiểm xã hội trực tuyến 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể cho bạn như sau:
Thứ nhất, nghỉ việc ở công ty nhưng chưa lấy sổ bảo hiểm thì phải làm thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 47 Bộ luật lao động năm 2012 về vấn đề xác nhận và trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động:
” Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.”
Như vậy, bạn cần quay về công ty của bạn để kiểm tra tình trạng sổ. Nếu sổ của bạn chưa chốt thì yêu cầu công ty chốt và trả sổ cho bạn. Trường hợp bạn nghỉ việc quá 12 tháng mà không lấy sổ bảo hiểm, công ty sẽ trả sổ bảo hiểm của bạn về cơ quan bảo hiểm xã hội thì bạn phải đến cơ quan bảo hiểm xã hội để làm thủ tục lấy lại sổ bảo hiểm xã hội:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 6 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH sửa đổi tiết a Điểm 2.1 Khoản 2 Điều 3 Quyết định 595/QĐ-BHXH như sau:
“6. Sửa đổi, bổ sung Tiết a Điểm 2.1 Khoản 2 Điều 3 như sau:
a) Cấp mới, cấp lại, điều chỉnh, xác nhận sổ BHXH và ghi thời gian đóng BHTN chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp, ghi thời gian đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho người tham gia tại đơn vị do BHXH huyện trực tiếp thu; người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN ở huyện, tỉnh khác.”
Như vậy, để làm thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội, bạn cần mang hồ ớ đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp quận huyện để làm thủ tục gộp sổ.
Thứ hai, phải làm thủ tục gộp sổ bảo hiểm như thế nào khi đi làm ở 2 công ty?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 31 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH sửa đổi Khoản 1 Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH như sau:
“31. Sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 27 như sau:
1. Cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng, gộp sổ BHXH
1.1. Thành phần hồ sơ:
a) Cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
b) Gộp sổ BHXH:
– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
– Các sổ BHXH đề nghị gộp (nếu có).”
Theo đó, bạn sẽ phải chuẩn bị tờ khai điều chỉnh thông tin BHXH theo mẫu TK1-TS và 2 sổ bảo hiểm xã hội đã được chốt. Lưu ý, khi đi nộp hồ sơ, bạn cần mang theo chứng minh nhân dân để xuất trình cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc thì bạn có thể liên hệ đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến – 1900 6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.
Lấy lại sổ bảo hiểm xã hội ở công ty cũ?
Hướng dẫn thủ tục hủy sổ bảo hiểm cũ làm lại sổ bảo hiểm mới
- Sang nước ngoài làm việc thì có được bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp không?
- Thanh toán tiền thẻ BHYT trong trường hợp quên chứng minh thư
- Thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm trong trường hợp sai giới tính
- Cách tính tổng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp của NLĐ năm 2023
- Quy định về cách tính trợ cấp một lần khi đang nhận lương hưu