19006172

Phân biệt tai nạn lao động bị thương nặng và tai nạn lao động bị thương nhẹ

Phân biệt tai nạn lao động bị thương nặng và tai nạn lao động bị thương nhẹ

Cho em hỏi làm thế nào để có thể phân định đâu là tai nạn lao động bị thương nặng hoặc thương nhẹ thế ạ? Em cám ơn!



Tai nạn lao động bị thương nặngTư vấn chế độ tai nạn lao động: 

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Vấn đề của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:

Căn cứ quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 9 Nghị định 39/2016/NĐ-CP như sau:

“Điều 9. Phân loại tai nạn lao động

1. Tai nạn lao động làm chết người lao động (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động chết người) là tai nạn lao động mà người lao động bị chết thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Chết tại nơi xảy ra tai nạn;

b) Chết trên đường đi cấp cứu hoặc trong thời gian cấp cứu;

c) Chết trong thời gian Điều trị hoặc chết do tái phát của vết thương do tai nạn lao động gây ra theo kết luận tại biên bản giám định pháp y;

d) Người lao động được tuyên bố chết theo kết luận của Tòa án đối với trường hợp mất tích.

2. Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nặng (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động nặng) là tai nạn lao động làm người lao động bị ít nhất một trong những chấn thương được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

3. Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nhẹ (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động nhẹ) là tai nạn lao động không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.”

Tai nạn lao động bị thương nặng

Tư vấn chế độ tai nạn lao động trực tuyến 24/7: 1900 6172

Như vậy, việc phân định tai nạn lao động bị thương nặng và tai nạn lao động bị thương nhẹ được xác định như sau:

– Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nặng (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động nặng) là tai nạn lao động làm người lao động bị ít nhất một trong những chấn thương được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP về danh mục các chấn thương để xác định loại tai nạn lao động nặng.

Theo đó, danh mục các chấn thương để xác định loại tai nạn lao động nặng bao gồm: chấn thương đầu, mặt, cổ; chấn thương phần ngực, bụng; chấn thương các chi trên; chấn thương phần chi dưới; bỏng; Nhiễm độc các chất theo quy định (ví dụ ô xít các bon, Hydro sunfua…) ở mức độ nặng.

– Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nhẹ  là tai nạn lao động không thuộc trường hợp tai nạn lao động nặng nêu trên và không thuộc trường hợp tai nạn lao động chết người theo khoản 1 Điều 9 Nghị định 39/2016/NĐ-CP.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết sau:

Hồ sơ giám định sức khỏe để hưởng tai nạn lao động

Quy định về dưỡng sức, phục hồi sau tai nạn lao động

Trong quá trình giải quyết nếu còn vấn đề thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

luatannam