Phẫu thuật gãy chân có được bảo hiểm y tế chi trả?
Phẫu thuật gãy chân có được bảo hiểm y tế chi trả? Nội con vừa bị té và gãy chân bác sĩ nói phải phẫu thuật để gắn inox vì xương bị gãy xéo. Gia đình rất khó khăn nên BHYT của nội là bảo hiểm nghèo do nhà nước cấp phát cho. Con không biết phẫu thuật như vậy có tính vào bảo hiểm hay không?
- Niềng răng có thuộc danh mục được BHYT chi trả không?
- Khám sức khỏe tổng quát có được BHYT chi trả không?
- Thay băng vết mổ đẻ có được BHYT chi trả không?
Tư vấn bảo hiểm y tế:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn về: Phẫu thuật gãy chân có được bảo hiểm y tế chi trả; chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Điều 8 Quyết định 1399/QĐ-BHXH quy định những chi phí được bảo hiểm y tế chi trả như sau:
“Điều 8. Phạm vi hưởng bảo hiểm y tế
Người tham gia BHYT đi khám bệnh, chữa bệnh được quỹ BHYT chi trả các chi phí sau đây:
1. Chi phí khám bệnh theo mức giá được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Chi phí ngày giường theo mức giá được cấp có thẩm quyền phê duyệt khi:
a) Điều trị nội trú từ cơ sở y tế tuyến huyện trở lên.
b) Nằm lưu không quá 03 ngày tại trạm y tế xã theo mức giá giường lưu được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đối với trạm y tế xã thuộc vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, xã đảo, huyện đảo, thời gian lưu bệnh nhân không quá 05 ngày.
3. Chi phí các dịch vụ kỹ thuật trong phạm vi chuyên môn theo danh mục và mức giá đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đúng quy định.
Đối với các dịch vụ kỹ thuật do cán bộ của cơ sở y tế tuyến trên thực hiện theo chế độ luân phiên hoặc theo chương trình chỉ đạo tuyến để nâng cao năng lực chuyên môn cho tuyến dưới theo quy định của Bộ Y tế nhưng chưa được phê duyệt giá: Quỹ BHYT thanh toán theo mức giá đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thực hiện tại cơ sở chuyển giao kỹ thuật.
Tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
4. Chi phí thuốc, hóa chất, vật tư y tế sử dụng trực tiếp cho người bệnh theo danh mục, tỷ lệ và điều kiện thanh toán do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định, được cơ sở y tế cung ứng theo quy định của pháp luật về đấu thầu mua sắm thuốc, hóa chất, vật tư y tế nhưng chưa được kết cấu vào giá của các dịch vụ kỹ thuật.
5. Chi phí máu và các chế phẩm của máu theo quy định tại Thông tư số 33/2014/TT-BYT ngày 27/10/2014 của Bộ Y tế quy định giá tối đa và chi phí phục vụ cho việc xác định giá một đơn vị máu toàn phần, chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn.
6. Chi phí vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên trong trường hợp cấp cứu hoặc đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng quy định tại Điểm d, e, g, h và i, Khoản 3, Điều 12 sửa đổi, bổ sung của Luật BHYT.”
Do vậy, khi bà bạn được cấp thẻ bảo hiểm y tế hộ nghèo đi phẫu thuật do gãy chân thì được bảo hiểm y tế chi trả. Tuy nhiên sẽ chỉ được bảo hiểm y tế chi trả thuốc, dụng cụ phẫu thuật và dịch vụ sử dụng trong danh mục chi trả của bảo hiểm y tế. Do đó, bạn cần dựa vào thuốc và dịch vụ gia đình dùng để xác định mức quyền lợi bảo hiểm y tế của bà bạn. Ngoài ra, nếu trong quá trình điều trị cần chuyển tuyến lên tuyến trên thì bà của bạn còn được thanh toán chi phí vận chuyển từ bệnh viện lên tuyến trên.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Trường hợp bọc sứ răng có được thanh toán BHYT không?
Mức chi trả của bảo hiểm y tế khi khám, chữa bệnh đúng tuyến?
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc về: Phẫu thuật gãy chân có được bảo hiểm y tế chi trả; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Bị ung thư dạ dày thì được hưởng chế độ ốm đau năm 2023 thế nào?
- Điều kiện và thời hạn nộp hồ sơ để hưởng chế độ thai sản
- Thân nhân công an đi KCB trái tuyến thì mức hưởng BHYT như thế nào?
- Mức đóng bảo hiểm y tế cho đối tượng học sinh năm 2021
- Hưởng được 2 tháng TCTN có việc làm có được bảo lưu không?