Phụ cấp khu vực có được tính để hưởng lương hưu
Chúng tôi là cán bộ công nhân viên thuộc công ty trách nhiệm hữu hạn Xekaman1 và Xekaman3 thuộc công ty cổ phần điện Việt Lào, đang làm việc ở các Dự án thủy điện vùng Nam Lào từ ngày khởi công đến nay đã được 5 đến 10 năm ở vùng rừng núi các tỉnh Attpue và Sekong Nam Lào – Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (CHDCND Lào) thuộc đối tượng điều chỉnh của Thông tư 22//2011/TT-BLĐTBXH ngày 3-8-2011 về chế độ tiền lương đối với công nhân viên chức xây dựng công trình thủy điện do Việt Nam đầu tư tại CHDCND Lào; là các đối tượng được hưởng phụ cấp khu vực mức 0.7, phụ cấp độc hại, nguy hiểm 0.4 và các loại phụ cấp khác như thu hút, lưu động, đặc biệt v.v.. tính trên lương tối thiểu chung.
Như vậy, khi về hưu chúng tôi có được hưởng mức phụ cấp khu vực 1 lần và khi tính mức lương bình quân 5 năm cuối để tính lương hưu có được cộng thêm phụ cấp khu vực – áp dụng cho người làm việc tại vùng có hệ số khu vực >0.7 không? Nếu công ty cổ phần Điện Việt Lào không tính khoản phụ cấp khu vực này để đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp cổ phần (nhà nước chiếm cổ phần chi phối trên 30%) là đúng hay sai?
Trường hợp doanh nghiệp cố tình không đóng bảo hiểm – phần phụ cấp khu vực, phụ cấp độc hại cho người lao động gây thiệt thòi cho người lao động khi nghỉ hưu thì xử lý thế nào?
- Dịch vụ tính chế độ hưu trí chính xác 100%
- Khoản lương nào bắt buộc phải đóng bảo hiểm?
- Phụ cấp trách nhiệm có bắt buộc đóng BHXH không?
Tư vấn bảo hiểm xã hội:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Thứ nhất, về tiền lương làm căn cứ đóng Bảo hiểm xã hội;
Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội được quy định tại Khoản 1, 2, 3 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH như sau:
” Điều 30. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được quy định như sau:
1. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2017, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều về hợp đồng lao động, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động (sau đây được viết là Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH).
Phụ cấp lương theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH là các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ như phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.“
Theo quy định trên, các khoản phụ cấp phải đóng bảo hiểm xã hội như: phụ cấp khu vực; phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự là các khoản phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Do đó, công ty bạn sẽ phải đóng bảo hiểm cho cán bộ, công nhân viên dựa trên tiền lương và các khoản phụ cấp như trên. Khi công ty không đóng gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động thì người lao động có thể khiếu nại đến Phòng lao động – thương binh và xã hội nơi công ty đóng trụ sở.
Thứ hai, phụ cấp khu vực có được tính để hưởng lương hưu không?
Để được hưởng phụ cấp khu vực một lần khi về hưu thì bạn phải có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bao gồm cả phụ cấp khu vực từ trước ngày 1/1/2007 theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 21 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP như sau:
” Điều 21. Phụ cấp khu vực đối với người hưởng bảo hiểm xã hội
1. Đối tượng áp dụng
a) Người lao động nghỉ việc đủ điều kiện hưởng lương hưu hoặc bảo hiểm xã hội một lần hoặc chết kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi, mà trước ngày 01 tháng 01 năm 2007 đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bao gồm phụ cấp khu vực;”
Khi đó, khi về hưu bạn sẽ được nhận trợ cấp một lần tương ứng với thời gian và số tiền phụ cấp khu vực đã đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 21 Nghị định 115/2015/NĐ-CP như sau:
” Điều 21. Phụ cấp khu vực đối với người hưởng bảo hiểm xã hội
2. Chế độ hưởng
a) Người lao động nghỉ việc đủ điều kiện hưởng lương hưu hoặc hưởng bảo hiểm xã hội một lần kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi, mà trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bao gồm phụ cấp khu vực, thì ngoài hưởng lương hưu hoặc bảo hiểm xã hội một lần theo quy định còn được hưởng trợ cấp một lần tương ứng với thời gian và số tiền phụ cấp khu vực đã đóng bảo hiểm xã hội.”
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Về mức bình quân tiền lương hưu đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu
“Điều 20. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần
1. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này quy định tại khoản 1 Điều 62 của Luật bảo hiểm xã hội và khoản 1 Điều 9 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP được hướng dẫn như sau:
a) Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995:
Mbqtl | = | Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm (60 tháng) cuối trước khi nghỉ việc |
60 tháng |
………
Trong đó:
Mbqtl: mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này được tính trên mức lương cơ sở tại thời điểm tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội”.
Như vậy, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu sẽ bao gồm cả các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung và phụ cấp thâm niên nghề (nếu có) mà không bao gồm phụ cấp khu vực.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
- Mức lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là bao nhiêu?
- Mức tiền lương tháng tối đa để đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Mọi thắc mắc về bảo hiểm xã hội, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Hồ sơ điều chỉnh thời điểm đủ 5 năm liên tục gồm những gì ?
- Các khoản phụ cấp nào được tính để đóng bảo hiểm xã hội?
- Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng mà đi nước ngoài định cư
- Chi phí vận chuyển người bệnh khi chuyển tuyến do ai chi trả?
- Thanh toán bảo hiểm y tế khi cấp cứu tại bệnh viện trái tuyến