Phụ cấp ưu đãi nghề có phải đóng bảo hiểm xã hội không?
Chào tổng đài tư vấn. Tôi mới được tiếp nhận vào làm việc tại một trung tâm giám định pháp y và thực hiện công việc giám định pháp y trong các vụ án. Cho tôi hỏi công việc này của tôi được tính mức phụ cấp ưu đãi như thế nào và khoản phụ cấp ưu đãi nghề có phải là căn cứ để đóng bảo hiểm xã hội hay không?
- Phụ cấp nào tính vào tiền lương đóng bảo hiểm xã hội?
- Khoản lương nào phải bắt buộc phải đóng bảo hiểm?
- Mức tiền lương tháng tối đa để đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Tư vấn bảo hiểm xã hội:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi của bạn về Phụ cấp ưu đãi nghề có phải đóng bảo hiểm xã hội hay không; chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Thứ nhất, về mức phụ cấp ưu đãi
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Nghị định Số: 56/2011/NĐ-CP về nguyên tắc áp dụng và cách tính phụ cấp thì:
1. Mỗi công chức, viên chức chỉ được hưởng một phụ cấp ưu đãi theo nghề ở mức cao nhất.
2. Phụ cấp ưu đãi theo nghề được tính theo tỷ lệ phần trăm (sau đây viết là %) trên mức lương ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) của đối tượng được hưởng.”
Mặt khác, khoản 1 Điều 3 của Nghị định Số: 56/2011/NĐ-CP quy định về mức phụ cấp ưu đãi thì:
“1. Mức phụ cấp 70% áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm các công việc sau đây:
a) Xét nghiệm, khám, điều trị, chăm sóc người bệnh HIV/AIDS, phong, lao, tâm thần;
b) Giám định pháp y, pháp y tâm thần, giải phẫu bệnh lý.”
Theo đó, công việc giám định pháp y của bạn sẽ được hưởng mức phụ cấp ưu đãi nghề bằng 70% trên mức lương ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Thứ hai, về việc phụ cấp ưu đãi nghề có phải đóng bảo hiểm
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định:
“1. Tiền lương do Nhà nước quy định
1.1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này tính trên mức lương cơ sở.
Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại điểm này bao gồm cả hệ số chênh lệch bảo lưu theo quy định của pháp luật về tiền lương.”
Theo đó, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Phụ cấp ưu đãi nghề không phải là một trong các căn cứ để đóng bảo hiểm xã hội.
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Kết luận
Như vậy, công việc giám định pháp y của bạn sẽ được hưởng mức phụ cấp 70% trên mức lương ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Và mức phụ cấp ưu đãi nghề này không phải là một trong các căn cứ để đóng bảo hiểm xã hội.
Bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết: Phụ cấp lương là gì?
Trong quá trình giải quyết nếu còn vấn đề thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Chế độ thai sản trong trường hợp con sinh non và bị chết đối với lao động nữ
- Hướng dẫn gia hạn thẻ BHYT hộ gia đình tại TP. HCM
- Danh mục khám chữa bệnh được bảo hiểm y tế chi trả
- Cách tra cứu quá trình đóng BHXH trên cổng thông tin điện tử
- Nghỉ 2 tháng để đi chữa bệnh thì được hưởng ốm đau hay không?