Phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện mới nhất
Hỏi về phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Bạn tôi đóng bảo hiểm được 15 năm. Nay muốn đóng luôn 1 lần 5 năm cho đủ 20 năm được không? Bạn ấy chưa đến tuổi nghỉ hưu.
- Tư vấn về đối tượng và mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện hiện nay
- Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện mới nhất 2017
- Mức đóng và thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện như thế nào?
Tư vấn bảo hiểm xã hội:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Về phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện; chúng tôi xin được tư vấn, giải đáp như sau:
Căn cứ Khoản 1, Điều 2 Nghị định 134/2015/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Khoản 4 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội”.
Bên cạnh đó, Điều 9 Nghị định 134/2015/NĐ-CP quy định về phương thức đóng như sau:
“Điều 9. Phương thức đóng
Phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo Khoản 2 Điều 87 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được chọn một trong các phương thức đóng sau đây để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:
a) Đóng hằng tháng;
b) Đóng 03 tháng một lần;
c) Đóng 06 tháng một lần;
d) Đóng 12 tháng một lần;
đ) Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần;
e) Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
2. Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định mà thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu trên 10 năm nếu có nguyện vọng thì tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo một trong các phương thức quy định tại các Điểm a, b, c, d và đ Khoản 1 Điều này cho đến khi thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm thì được đóng một lần cho những năm còn thiếu để hưởng lương hưu theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều này”.
Như vậy:
Theo quy định nêu trên, người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Người tham gia bảo hiểm theo hình thức này được chọn một trong các phương thức đóng sau:
– Đóng hằng tháng;
– Đóng 03 tháng một lần;
– Đóng 06 tháng một lần;
– Đóng 12 tháng một lần;
– Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần;
– Đóng một lần cho những năm còn thiếu nếu người tham gia BHXH đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn của bạn đã đóng BHXH 15 năm. Nếu không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, có thể tham gia BHXH tự nguyện. Bạn của bạn có thể lựa chọn đóng luôn 01 lần cho 05 năm để đủ 20 năm đóng BHXH. Khi đủ điều kiện về tuổi, bạn của bạn sẽ được hưởng lương hưu.
Tư vấn Bảo hiểm xã hội trực tuyến 1900 6172
Kết luận:
Bạn của bạn có thể lựa chọn đóng BHXH tự nguyện 01 lần cho 05 năm để đủ 20 năm đóng BHXH. Khi đủ điều kiện về tuổi, bạn của bạn sẽ được hưởng lương hưu.
Trên đây là tư vấn về phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các bài viết:
Điều kiện nghỉ hưu khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
Lương hưu khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
Nếu còn vướng mắc về phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Có phải gửi thư bảo đảm để thông báo tình hình tìm kiếm việc làm?
- Nam 60 tuổi hàng tháng có phải thông báo tìm kiếm việc làm nữa không?
- Có 2 mã sổ bảo hiểm khác nhau thì làm thủ tục gộp sổ thế nào?
- Số ngày được hưởng chế độ ốm đau có bị trừ ngày thứ 7, chủ nhật không
- Chế độ tử tuất cho lao động suy giảm 63% khả năng lao động