Quy định hiện hành về điều kiện để chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh
Mẹ tôi đang điều trị tại bệnh viện đa khoa Vân Đình (Ứng hòa, Hà Nội) được 1 thời gian rồi nhưng không thấy có chuyển biến. Gia đình tôi muốn xin chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh cho mẹ tôi lên bệnh viện trung ương có được không ạ? Tôi xin cảm ơn.
- Điều kiện cấp giấy chuyển tuyến khi bệnh viện không có đủ khả năng chữa trị
- Thời hạn của giấy chuyển tuyến khám chữa bệnh
- Khám chữa bệnh vượt tuyến có được chi trả bảo hiểm y tế?
Tư vấn Bảo hiểm y tế:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về Tổng đài tư vấn. Đối với thắc mắc của bạn về quy định hiện hành về điều kiện để chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh; chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Căn cứ theo quy định khoản 1 và khoản 5 Điều 5 Thông tư 14/2014/TT-BYT như sau:
“Điều 5. Điều kiện chuyển tuyến
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Bệnh không phù hợp với năng lực chẩn đoán và điều trị, danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt hoặc bệnh phù hợp với năng lực chẩn đoán và điều trị, danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt nhưng do điều kiện khách quan, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó không đủ điều kiện để chẩn đoán và điều trị;
b) Căn cứ vào danh mục kỹ thuật đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt, nếu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên liền kề không có dịch vụ kỹ thuật phù hợp thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến dưới được chuyển lên tuyến cao hơn;
c) Trước khi chuyển tuyến, người bệnh phải được hội chẩn và có chỉ định chuyển tuyến (trừ phòng khám và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến 4).
5. Các trường hợp chuyển người bệnh theo đúng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này được coi là chuyển đúng tuyến. Các trường hợp chuyển người bệnh không theo đúng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này được coi là chuyển vượt tuyến.
Trường hợp người bệnh không đáp ứng điều kiện chuyển tuyến theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này nhưng người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh vẫn yêu cầu chuyển tuyến thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh giải quyết cho người bệnh chuyển tuyến để bảo đảm quyền lựa chọn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của người bệnh…”
Tư vấn Bảo hiểm y tế trực tuyến 1900 6172
Như vậy, trường hợp của mẹ bạn đủ điều kiện chuyển tuyến khi bệnh của mẹ bạn không phù hợp với năng lực chẩn đoán và điều trị, danh mục kỹ thuật của bệnh viện đa khoa Vân Đình. Nếu không đáp ứng điều kiện này nhưng gia đình vẫn muốn chuyển tuyến thì được coi là chuyển vượt tuyến. Khi đó, mức hưởng BHYT được thanh toán theo mức trái tuyến.
Trên đây là bài viết về vấn đề quy định hiện hành về điều kiện để chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh.
Quy định về điều kiện chuyển tuyến từ tuyến huyện lên tuyến tỉnh
Có thể chuyển viện từ tuyến huyện lên tuyến trung ương được không?
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề thắc mắc về quy định hiện hành về điều kiện để chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.
- Nộp hồ sơ hưởng thất nghiệp ngay sau khi nghỉ việc có được không?
- Nghỉ trước sinh bao lâu thì được hưởng chế độ thai sản?
- Quy định về thông báo tìm kiếm việc làm của tháng đầu tiên
- Xin nghỉ việc trước một tháng được đóng BHTN tháng đó không?
- So sánh các quyền lợi khi nghỉ chờ hưu hoặc đóng tiếp bảo hiểm xã hội