Quy định mức hưởng và mức đóng BHYT theo đối tượng sỹ quan quân đội
Tôi hưởng BHYT theo đối tượng sỹ quan quân đội, cho tôi hỏi mức hưởng và mức đóng BHYT hàng tháng của tôi là bao nhiêu? Tôi làm mất thẻ BHYT thì phải xin cấp lại như thế nào? Tôi đi KCB mà không xuất trình thẻ BHYT được không?
- Thân nhân của quân nhân nghỉ hưu có được cấp thẻ BHYT không?
- Có được thanh toán lại chi phí khám chữa bệnh khi không mang thẻ bảo hiểm y tế
Luật sư tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, quy định mức hưởng và mức đóng BHYT theo đối tượng sỹ quan quân đội
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Nghị định 70/2015/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 11. Mức hưởng bảo hiểm y tế
1. Các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này khi đi khám bệnh, chữa bệnh được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán trong phạm vi được hưởng quy định tại Điều 10 Nghị định này, với mức hưởng 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh và không áp dụng giới hạn tỷ lệ thanh toán đối với một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế đối với các trường hợp sau:
a) Khám bệnh, chữa bệnh đúng quy định tại các Điều 26, 27 và 28 của Luật Bảo hiểm y tế đã được sửa đổi, bổ sung và Điều 15 Nghị định này;”
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định 70/2015/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 4. Mức đóng bảo hiểm y tế
1. Mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng được quy định như sau:
a) Bằng 4,5% tiền lương tháng đối với các đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 1; Điểm a Khoản 2; các Điểm a và c Khoản 3 Điều 2 Nghị định này;“
Như vậy, theo quy định này đối với trường hợp sỹ quan quân đội, mức đóng sẽ bằng 4,5% mức lương tháng. Mức hưởng của đối tượng này là 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh và không áp dụng giới hạn tỷ lệ thanh toán đối với một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế.
Thứ hai, mất thẻ BHYT phải xin cấp lại như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 85/2016/TTLT- BQP-BYT-BTC quy định như sau:
“Điều 5. Cấp lại, đổi thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng quy định tại các Khoản 1, 2 và Khoản 4 Điều 2 Thông tư này
1. Cấp lại thẻ bảo hiểm y tế trong trường hợp bị mất.
3. Hồ sơ cấp lại, đổi thẻ bảo hiểm y tế
a) Trường hợp cấp lại thẻ: Đơn đề nghị cấp lại thẻ của người tham gia bảo hiểm y tế;
b) Trường hợp đổi thẻ: Đơn đề nghị đổi thẻ của người tham gia bảo hiểm y tế và thẻ bảo hiểm y tế;
c) Văn bản đề nghị và danh sách cấp lại, đổi thẻ bảo hiểm y tế do đơn vị cấp sư đoàn và tương đương lập gửi Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng.”
Như vậy, theo quy định này bạn làm mất thẻ BHYT để xin cấp lại thẻ BHYT thì bạn chuẩn bị giấy tờ sau:
+ Đơn đề nghị cấp lại thẻ của người tham gia bảo hiểm y tế;
Sau khi chuẩn bị giấy tờ trên bạn nộp hồ sơ tại đơn vị đang trực tiếp quản lý bạn để được giải quyết hồ sơ.
Thứ ba, đi khám chữa bệnh mà không xuất trình thẻ bảo hiểm y tế có được không?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 15. Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế có ảnh; trường hợp thẻ bảo hiểm y tế chưa có ảnh thì phải xuất trình một trong các giấy tờ tùy thân có ảnh do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp hoặc Giấy xác nhận của Công an cấp xã hoặc giấy tờ khác có xác nhận của cơ sở giáo dục nơi quản lý học sinh, sinh viên; các giấy tờ chứng minh nhân thân hợp pháp khác.”
Như vậy, theo quy định trên ngoại trừ trường hợp bạn đang trong thời gian chờ cấp lại hoặc đổi thẻ BHYT, còn các trường hợp khác bạn đều phải xuất trình thẻ BHYT khi đi khám chữa bệnh. Do đó, trường hợp của bạn không xuất trình được thẻ BHYT thì bạn sẽ phải thanh toán trực tiếp chi phí với bên cơ sở khám bệnh đó.
Nếu còn vướng mắc xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến – 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
Mức hưởng bảo hiểm y tế cho thân nhân sỹ quan quân đội
Đổi thẻ bảo hiểm y tế cho thân nhân sĩ quan
- Nghỉ chăm con ốm có bị trừ vào thời gian nghỉ ốm của bản thân NLĐ?
- Thời hạn giải quyết hồ sơ hưởng chế độ dưỡng sức sau TNLĐ
- Phu nhân tại cơ quan đại diện Việt Nam có được hưởng thai sản?
- Thời hạn 03 tháng nộp hồ sơ hưởng BHTN tính từ ngày nào?
- Hưởng thất nghiệp xong có được tham gia bảo hiểm tiếp không?