19006172

Quy định pháp luật về việc đóng bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội

Quy định pháp luật về việc đóng bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội

Cho em hỏi một vấn đề liên quan đến việc đóng bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội. Hiện em đang là giáo viên chính thức của một trung tâm luyện thi đại học ở Đà Lạt. Tháng 9 năm 2020 em đã kí hợp đồng thời hạn 1 năm với trung tâm. Trong hợp đồng có ghi rõ là em được đóng bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội; riêng bảo hiểm xã hội thì tới năm thứ 2 kí hợp đồng mới có; còn bảo hiểm y tế là sau thời gian tập sự (4 Tháng).

Hết thời gian tập sự; trung tâm có bảo em đi công chứng hộ khẩu và chứng minh thư để làm bảo hiểm y tế. Tuy nhiên cho đến bây giờ em vẫn chưa thấy bảo hiểm y tế của em đâu. Đầu năm nay (tháng 1/2021) em có hỏi về bảo hiểm y tế; thì bên trung tâm trả lời là hồ sơ trên sở giáo dục rắc rối quá làm lâu lắm; có thể không làm nữa. Trong thời gian này, em đang bị bệnh và thường xuyên phải đi khám bệnh; em rất cần bảo hiểm y tế để chi trả tiền viện phí. Nhưng trung tâm nói vậy em không tin.

Với lại em không nghĩ việc đóng bảo hiểm y tế không liên quan gì tới trên sở giáo dục; vì đó là hợp đồng giữa em và trung tâm thôi. Vậy tổng đài cho em hỏi trung tâm trả lời em như vậy là đúng hay sai? Và theo như hợp đồng thì năm nay em được đóng bảo hiểm xã hội rồi phải không? Em cảm ơn!



Đóng bảo hiểm y tếTư vấn bảo hiểm xã hội:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn; chúng tôi xin tư vấn cho bạn về việc đóng bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội như sau:

Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:

“Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;”

Ngoài ra, điểm a khoản 1 Điều 12 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định:

“Điều 12. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:

a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động);”

Như vậy, người làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn từ đủ 1 tháng trở lên thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên sẽ phải tham gia bảo hiểm y tế. Do đó, bạn ký hợp đồng với công ty theo thời hạn 1 năm nhưng không được đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế là không đúng theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó

Căn cứ theo khoản 3 Điều 49 Luật bảo hiểm y tế 2014 quy định về xử phạt vi phạm:

“3. Cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế mà không đóng hoặc đóng không đầy đủ theo quy định của pháp luật thì sẽ bị xử lý như sau:

a) Phải đóng đủ số tiền chưa đóng và nộp số tiền lãi bằng hai lần mức lãi suất liên ngân hàng tính trên số tiền, thời gian chậm đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích tiền từ tài khoản tiền gửi của cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của quỹ bảo hiểm y tế;

Đóng bảo hiểm y tế

Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172

b) Phải hoàn trả toàn bộ chi phí cho người lao động trong phạm vi quyền lợi, mức hưởng bảo hiểm y tế mà người lao động đã chi trả trong thời gian chưa có thẻ bảo hiểm y tế.”

Theo đó, cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động nếu không đóng bảo BHYT cho người lao động thì sẽ phải đóng đủ số tiền chưa đóng và nộp phạt; ngoài ra, phải trả toàn bộ chi phí cho người lao động theo mức hưởng BHYT của người lao động trong thời gian chưa có thẻ.

Kết luận:

Theo quy định pháp luật hiện hành. Trung tâm nơi làm việc của bạn làm như vậy là sai. Khi bạn và công ty ký kết hợp đồng lao động có thời hạn là 1 năm. Khi đó, công ty phải có trách nhiệm lập hồ sơ và đóng đầy đủ bảo hiểm y tế cũng như bảo hiểm xã hội cho bạn. Như vậy, bạn có thể kiến nghị lên Giám đốc Trung tâm nơi bạn làm việc và yêu cầu họ chi trả toàn bộ chi phí cho bạn theo mức hưởng BHYT của người lao động.

Nếu không thể thỏa thuận, bạn có thể khiếu nại đến Phòng lao động – thương binh và xã hội hoặc khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty có trụ sở.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các bài viết sau:

Gia hạn thẻ bảo hiểm y tế cho doanh nghiệp

Không có tên trong danh sách đóng bảo hiểm tại cơ quan BHXH thì phải làm như thế nào?

Mọi thắc mắc liên quan đến quy định pháp luật về việc đóng bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội; xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.

luatannam