Quy định quyền lợi bảo hiểm y tế đối với người khuyết tật?
Quy định quyền lợi bảo hiểm y tế đối với người khuyết tật. Em có một người bạn thân thiết, bạn ấy bị tật ở hai chân lúc 4 tháng tuổi, sau đó năm 18 tuổi bạn bị một cơn bệnh nặng và giờ đôi tay của bạn cũng bị tật, co lại, sinh hoạt cá nhân rất khó khăn.
Nhưng khi ra xã hỏi về chế độ bảo hiểm y tế dành cho người khuyết tật thì họ không hướng dẫn cho cặn kẽ và nói trường hợp này không được hưởng bảo hiểm. Vậy muốn hưởng quy định quyền lợi bảo hiểm y tế đối với người khuyết tật thì mình phải làm những thủ tục gì? Phải khám ở đâu để xác định phần trăm bệnh tật. Xin cảm ơn!
- Mức hưởng bảo hiểm y tế đối với người khuyết tật
- Bảo hiểm y tế cho người khuyết tật và mức hưởng
- Người khuyết tật có được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí?
Tư vấn bảo hiểm y tế:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn: Quy định quyền lợi bảo hiểm y tế đối với người khuyết tật, chúng tôi xin trả lời bạn như sau:
Căn cứ quy định tại Điều 9 Nghị định 136/2013/NĐ-CP như sau:
“Điều 9: Cấp thẻ bảo hiểm y tế
1. Đối tượng bảo trợ xã hội được Nhà nước cấp thẻ bảo hiểm y tế, bao gồm:
c) Người khuyết tật nặng và người khuyết tật đặc biệt nặng;”
Như vậy, theo quy định pháp luật hiện hành thì người khuyết tật nặng và người khuyết tật đặc biệt nặng thuộc đối tượng được Nhà nước cấp thẻ bảo hiểm y tế.
Căn cứ Điều 3 và Khoản 1, Khoản 3 Điều 4 Nghị định 28/2012/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 3. Mức độ khuyết tật
1. Người khuyết tật đặc biệt nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.
2. Người khuyết tật nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất một phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc.
Điều 4: Xác định mức độ khuyết tật
1. Hội đồng xác định mức độ khuyết tật căn cứ vào quy định tại Điều 2, Điều 3 Nghị định này và quan sát trực tiếp người khuyết tật thông qua thực hiện hoạt động đơn giản phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày, sử dụng bộ câu hỏi theo tiêu chí về y tế, xã hội và phương pháp khác theo quy định để xác định mức độ khuyết tật, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
3. Người khuyết tật đã có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì Hội đồng xác định mức độ khuyết tật căn cứ kết luận của Hội đồng giám định y khoa để xác định mức độ khuyết tật như sau:
a) Người khuyết tật đặc biệt nặng khi được Hội đồng giám định y khoa kết luận không còn khả năng tự phục vụ hoặc suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
b) Người khuyết tật nặng khi được Hội đồng giám định y khoa kết luận có khả năng tự phục vụ sinh hoạt nếu có người, phương tiện trợ giúp một phần hoặc suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%”
Tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
Như vậy, người khuyết tật nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất một phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc, suy giảm từ 61% – 80%.
Người khuyết tật đặc biệt nặng là người do khuyết tật dẫn đến mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn, suy giảm 81% trở lên.
Lưu ý: Việc thực hiện xác định mức độ khuyết tật sẽ chủ yếu do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật cấp xã thực hiện. Hội đồng giám định y khoa xác định, kết luận về dạng tật và mức độ khuyết tật đối với một số trường hợp:
+) Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không đưa ra được kết luận về mức độ khuyết tật;
+) Người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật không đồng ý với kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật;
+) Có bằng chứng xác thực về việc xác định mức độ khuyết tật của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không khách quan, chính xác
Như vậy, nếu bạn của bạn thuộc đối tượng người khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng thì sẽ được hưởng quyền lợi về bảo hiểm y tế. Để xác định mức độ khuyết tật người thân hoặc bạn của bạn cần liên hệ với Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã/ phường nơi bạn của bạn cư trú để lập Hội đồng xác định mức độ khuyết tật và tiến hành xác định dạng tật cũng như mức độ khuyết tật cho người bạn này.
Ngoài ra vấn đề Quy định quyền lợi bảo hiểm y tế đối với người khuyết tật, bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết sau:
Tham gia bảo hiểm y tế cho học sinh khuyết tật
Thủ tục cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người khuyết tật đặc biệt nặng?
Trên đây là quy định của pháp luật về: Quy định quyền lợi bảo hiểm y tế đối với người khuyết tật. Mọi thắc mắc về BHYT, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có nghỉ chế độ thai sản
- Trường hợp nào thì được thanh toán lại chi phí khám chữa bệnh?
- Đóng BHXH tự nguyện được 7 tháng thì có được nhận chế độ tử tuất không?
- Tiền thai sản lao động nữ sinh con được hưởng khi trở lại làm việc
- Địa chỉ khám giám định sức khỏe để về hưu trước tuổi tại Hà Nội